- Theo Trí Thức Trẻ | 13/07/2020 08:16 PM
Cho đến nay, dù Thám tử lừng danh Conan đã trải qua cả trăm vụ án tuy nhiên "Bản sonata Ánh Trăng" vẫn luôn là cái tên mà khiến độc giả nhớ nhất.
Trong một cuộc bình chọn nhân dịp kỉ niệm 15 năm kể từ ngày anime và manga Thám tử lừng danh Conan ra đời thì "bản sonata Ánh Trăng" đứng ở vị trí thứ 3. Vậy điều gì khiến vụ án này trở nên đặc biệt như vậy? Không phải vì Narumi là hung thủ duy nhất thoát được sự trừng phạt của pháp luật và Conan, mà còn vì nhiều lí do khác. Hãy cùng chúng tôi khám phá những điều hấp dẫn này tạo nên thương hiệu "Bản sonata Ánh Trăng" trong Thám tử lừng danh Conan nhé.
"Bản sonata Ánh Trăng" là tập phim để lại cho khán giả nhiều cảm xúc
Hiện trường vụ án: Hòn đảo mang tên "Ánh trăng" – lãnh địa của hung thủ
Ánh trăng (Tsukikage) cũng chính là tên của hòn đảo nơi xảy ra vụ án. Tại sao lại đặt tên cho hòn đảo ấy là Tsukikage? Bởi nhìn từ xa, hòn đảo thoai thoải với chu vi gần tròn, nằm giữa biển, tựa như bóng của trăng in trên mặt hồ nước. Không khí trên đảo trong lành, yên tĩnh, đa số người dân thật thà chất phát, tựa như mặt trăng sáng dịu trên cao. Ngay cái tên đảo thôi nghe cũng thấy hấp dẫn rồi phải không nào.
Hiện trường vụ án là một hòn đảo
Cũng bởi hiện trường nằm ở đảo xa nên đội giám định và pháp y không thể đến kịp. Đảo Tsukikage cứ thế mà biến thành lãnh địa của Narumi. Việc xác định thời điểm tử vong của các nạn nhân lại được giao cho chính hung thủ giết người.
Bản sonata nổi tiếng biến thành giai điệu chết chóc
Cái tên "Ánh trăng" không phải do Beethoven đặt, mà là do nhà phê bình âm nhạc người Đức, Ludwig Rellstab nghĩ ra, ông ấy chia sẻ rằng bản sonata này gợi lên trong ông hình ảnh ánh trăng phản chiếu trên hồ Lucerne. Chính vì thế chúng ta thường quen với bản nhạc kinh điển của Beethoven với tên gọi "Bản sonata Ánh Trăng". Nhưng khi được đưa vào vụ án, nó biến thành giai điệu chết chóc, mỗi lần vang lên đều gây kinh hãi tột độ. Câu chuyện về việc 4 người giết chết bố của Narumi đã bật bản sonata này khi thiêu chết cả gia đình của anh ta. Vì thế Narumi dùng chính bản nhạc này làm thông báo để trả thù và khiến cho cái chết của họ trở nên ám ảnh người đọc.
Giai điệu chết chóc với những tình tiết như bản nhạc
Đêm trăng tròn được chọn làm thời điểm gây án
Từ xưa đến nay, theo quan niệm của người Á Đông, đêm trăng tròn (đêm rằm) thường xuất hiện những hiện tượng, sự việc khác biệt ngày thường. Mặt trăng làm thủy triều lên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí con người và động vật theo hướng tiêu cực: khó ngủ, hiếu động thái quá, đau đầu, dễ cáu kỉnh. Vào đêm trăng tròn, những người bị bệnh tâm thần sẽ dễ bị kích động, liều lĩnh, nóng giận và mất kiểm soát nếu bị người khác khiêu khích.
Những kẻ xấu lợi dụng chuyện ma quỷ bí ẩn, ngày xấu ngày tốt để che giấu tội ác. Họ chọn ngày trăng tròn để thực hiện âm mưu. Dần dần, càng xảy ra nhiều chuyện hơn vào đêm trăng tròn, rồi người ta bắt đầu cảm thấy không an tâm vào ngày này. Chính 4 nạn nhân đã giết bố của Narumi (ông Aso Keiji) vào đêm trăng tròn vì muốn lợi dụng những điều kể trên. Tất cả địa điểm, thời điểm và giai điệu thông báo của những án mạng đều được bao trùm bởi 2 từ "Ánh trăng". Đây là sự kết hợp đặc biệt, là điểm gây thu hút đặc biệt của vụ án.
Tiết tấu của câu chuyện và không khí tại hòn đảo tựa như giai điệu của bản Ánh trăng
Như chúng ta đã biết thì "Bản sonata Ánh trăng" được chia làm 3 chương:
+Chương 1 – Adagio: Chậm, nhẹ nhàng, sâu lắng và buồn, như miêu tả "màn đêm với những âm thanh ảm đạm từ phương xa vọng tới". Trong truyện ứng với ứng với việc từ đầu đến lúc phát hiện xác của Kawashima, nạn nhân đầu tiên.
+ Chương 2 – Allegretto: Nhanh hơn, tươi vui hơn, đem đến hi vọng. Trong truyện ứng giai đoạn điều tra vụ 1 đến lúc phát hiện xác của Kuroiwa, nạn nhân tiếp theo.
Lần đầu tiên có một hung thủ nhận được nhiều sự thông cảm của độc giả
+ Chương 3 - Presto agitato: Nhanh, mạnh mẽ, bộc lộ cảm xúc dữ đội. Trong truyện ứng với phần từ lúc phát hiện xác của Nishimoto, nạn nhân thứ 3 đến lúc phá án và cái chết của hung thủ Narumi.
Chương 2 ngắn hơn nhiều so với 2 chương còn lại, dài chưa đến 2 phút rưỡi, và nó cũng là khóa để phá giải vụ án, đúng với mô tả "đem đến hi vọng" như đã nói ở trên. Nhìn chung tiết tấu và không khí trong vụ án lúc chậm, lúc nhanh, lúc nhẹ nhàng im ắng, lúc mạnh mẽ dữ dội, như hòa cùng với giai điệu của bản nhạc, khiến độc giả dâng trào cảm xúc.
Nhìn chung "Bản sonata Ánh Trăng" thật sự là một phần mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả và cũng là lần duy nhất thám tử lừng danh Conan để hung thủ tự tự trước mặt mình. Một bản nhạc buồn, sự logic và hợp lý của các tình tiết, tính cách nhân vật được khắc họa rất chi tiết và sâu sắc, đặc biệt là hung thủ Narumi đã mang lại sức hấp dẫn đặc biệt của "Bản sonata Ánh Trăng".
Các bạn có yêu thích "Bản sonata Ánh Trăng" hay không, hãy để lại ý kiến của mình bằng cách comment vào phần dưới của bài viết nhé!