- Theo Helino | 21/06/2019 12:05 AM
GTA V
Ra mắt phiên bản PC từ năm 2015, GTA V là một thứ gì đó quá xa vời với những PC đời cũ. Ở thời điểm bấy giờ, đây thực sự là một thử thách không hề nhỏ với các game thủ. "Máy tính của bạn có chơi nổi GTA V không?", đó là câu hỏi quen thuộc nhất của cộng đồng game thủ vào khoảng thời gian 2015.
Crysis
Khi " Crysis " được phát hành vào thời điểm năm 2007, công nghệ đồ họa của nó tân tiến đến mức không có một hệ thống PC nào có thể vận hành mượt mà ở mức thiết lập tối đa. Để chơi "Crysis" ở mức trên 60fps, người ta buộc phải giảm bớt một vài tùy chỉnh cấu hình đồ họa, và điều này đã trở thành một huyền thoại, mãi mãi được ghi nhớ bởi cộng đồng game thủ. Kể cả ở thời điểm hiện tại, "Crysis" vẫn là một thách thức phần cứng, và phiên bản "Crysis 3" đã tiếp tục truyền thống sát phần cứng này.
Crysis 3
Còn nhớ khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 2013, Crysis 3 thực sự đã đặt ra một tiêu chuẩn mới cho đồ họa trong game. Dường như đã có một luật bất thành văn đó là bất cứ sản phẩm nào đến từ Crytek cũng sẽ vắt kiệt sức mạnh của những cỗ máy PC dù là tiên tiến nhất đi chăng nữa. Với cầu hình đòi hỏi vô cùng thách thức, Crysis 3 nghiễm nhiên trở thành thước đo sức mạnh cho PC ở thời điểm bấy giờ.
Arma 3
Cũng trong thời điểm năm 2013, Arma 3 lại tiếp tục sát muối vào lòng những game thủ sở hữu máy tính yếu. Mặc dù nó chưa phải là tựa game đòi hỏi cấu hình cao nhất lúc bấy giờ tuy nhiên chất lượng hình ảnh mà nó mang lại cho người chơi là không thể chê vào đâu được. Và muốn thưởng thức tựa game này, bạn đương nhiên phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để đại tu máy tính.
Battlefield 1
Kể từ khi chính thức được giới thiệu, cộng đồng game thủ đã phải phát cuồng với những gì Battlefield 1 , phiên bản siêu đỉnh trong series game bắn súng lấy đề tài chiến tranh với quy mô lớn, khi mô tả những trận đấu trong thế chiến thứ nhất cực kỳ ấn tượng, cả ở sự khốc liệt lẫn sự rộng lớn của những bản đồ multiplayer cho phép game thủ chơi ở chế độ 32 vs 32. Chính vì quy mô quá lớn, cộng với nền tảng đồ họa trên nền Engine Frostbite quá mạnh mẽ, mà bản thân Battlefield 1 nói riêng và cả series này nói chung đều là những tựa game sát phần cứng hết mức có thể.
The Witcher 3: Wild Hunt
Đúng là chất lượng đồ họa thực sự của " The Witcher 3 " không được đẹp như những tấm ảnh phục vụ mục đích quảng cáo, nhưng kể cả như thế thì nó vẫn là một sản phẩm yêu cầu phần cứng cao, rất hoành tráng, đặc biệt là nếu bạn mở hết toàn bộ những tinh chỉnh đồ họa. Có thể nói "The Witcher 3" đã tạo ra một tiêu chuẩn đồ họa mới dành cho thể loại nhập vai trên PC và đây là một tiêu chuẩn mà chỉ có rất ít sản phẩm khác chạm tới được.
Rise of the Tomb Raider
Nữ nhân vật Lara Croft chưa bao giờ có dung mạo đẹp đến thế, chân thực đến thế, và cũng … yêu cầu phần cứng cao đến thế. " Rise of the Tomb Raider " là tựa gam đầu tiên có áp dụng công nghệ "Voxel Accelerated Ambient Occlusion" của Nvidia, một kỹ thuật tính toán phủ bóng chân thực dựa theo môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, các yếu tố hình ảnh khác của game ví như mặt nước, cử động tóc đều được chăm chút vô cùng cẩn thận, và chỉ có những hệ thống PC gaming tối tân nhất mới đủ sức vận hành trò chơi này ở mức tối đa một cách mượt mà.
Deus Ex: Mankind Divided
" Deus Ex: Mankind Divided " có thể được coi là "Crysis" ở thế hệ của nó, với chất lượng đồ họa đẹp đến mức đáng sợ và chỉ những PC gaming đắt tiền mới đủ sức chơi max cấu hình. Được phát triển với chủ ý nhắm đến cả những card đồ họa … tương lai, "Deus Ex: Mankind Divided" đã tận dụng hầu như tất cả kỹ thuật tân tiến nhất để thiết kế hình ảnh và chắc chắn sẽ thách thức điểm cực hạn sức mạnh của mọi phần cứng trên thị trường ngày nay. Thế nên nếu bạn đang có một PC cùi thì đừng mơ chơi game này, cho dù là ở mức cấu hình thấp nhất.