Việc sửa chữa này được tiến hành do trước đó, vào lúc 4h23' ngày 20/12/2011, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (phân đoạn Hongkong – Singapore) bị đứt cáp cách điểm cập bờ Singapore 911 km.
Trong thời gian nối tuyến cáp AAG, việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của khách hàng (dịch vụ web, e-mail, thoại, video…) sẽ bị ảnh hưởng như chậm hoặc chập chờn. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet đều khuyến cáo khách hàng chỉ nên sử dụng Internet quốc tế cho các dịch vụ quan trọng của mình. Các dịch vụ khác nên chuyển sang các hướng trong nước để tối ưu hoá dung lượng truyền tải.
Phải đến ngày 12/1 mới khắc phục phục xong sự cố đứt cáp trên tuyến
cáp quang biển quốc tế AAG và đường truyền Internet mới trở lại bình thường.
Đồng thời, các nhà cung cấp dịch vụ Internet sử dụng tuyến cáp quang AAG như VNPT, Viettel, FPT Telecom đã bổ sung thêm các tuyến cáp đất liền để tăng thêm dung lượng sử dụng cho khách hàng nhằm hạn chế tối đa các gián đoạn Internet và mong muốn khách hàng vẫn có thể sử dụng Internet cho các hoạt động liên lạc.
Trong năm 2011, tuyến cáp quang biển AAG đã 4 lần xảy ra sự cố hoặc phải bảo dưỡng làm ảnh hưởng đến tốc độ đường truyền Internet của người sử dụng.
Tháng 9/2011, tuyến cáp biển quốc tế còn lại của Việt Nam là tuyến Liên Á cũng gặp phải sự cố đứt cáp quang biển Liên Á (IA) tại vị trí cách Hongkong khoảng 69 km gây ảnh hưởng đến tốc độ truy cập Internet.
AAG có các điểm cập bờ tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Brunay), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippines), South Lantau (Hongkong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)... Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km, cập bờ tại Vũng Tàu và chính thức hoạt động từ tháng 11/2009.
Theo Ictnews