Facebook liên tục "dính phốt" trước thềm IPO

Quang Khải  | 14/05/2012 0:00 AM

Vào ngày 18/5 tới đây, Facebook sẽ thực hiện màn ra mắt lịch sử khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, dự kiến đưa giá trị lên tới gần 100 tỷ USD sau IPO. Tuy nhiên, những ngày gần đây, “vận đen” dường như đang đeo bám lấy Facebook và ông chủ Mark Zuckerberg, khiến điều lo ngại cổ phiếu của hãng có thể không bán hết được càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Vào ngày 18/5 tới đây, Facebook sẽ thực hiện màn ra mắt lịch sử khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, dự kiến đưa giá trị của công ty lên tới gần 100 tỷ USD sau IPO. Tuy nhiên, những ngày gần đây, “vận đen” dường như đang đeo bám lấy Facebook và ông chủ Mark Zuckerberg, khiến điều lo ngại cổ phiếu của hãng có thể bị…ế càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Kinh doanh sụt giảm

Như đã nói trong một bài viết gần đây, mặc dù được “tô vẽ” bởi những con số hết sức hào nhoáng về lượng người dùng cùng viễn cảnh đ
ẹp sau đợt IPO, không ít chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư vẫn lo ngại về triển vọng tăng trưởng của Facebook. Theo một tài liệu mới được công bố, so với quý IV/2011, cả doanh thu và lợi nhuận quý I năm 2012 của họ đều sụt giảm. Bên cạnh đó, Facebook cũng cho biết do không có chiến lược thích hợp để phát triển quảng cáo trên mobile và máy tính bảng nên doanh thu quảng cáo kiếm được từ lương người dùng trên những thiết bị này không tăng nhiều; dù số người dùng Facebook trên hai thiết bị này tăng rất nhanh. Theo báo cáo của hãng, đây là nguyên nhân cốt lõi khiến “tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu của hãng về lâu dài sẽ bị ảnh hưởng lớn”.


Nhiều chuyên gia nhận định rằng Facebook đang muốn nói với các cổ đông tương lai về khả năng hãng sẽ không đạt được mục tiêu lợi nhuận quý II năm nay như mong muốn. Cổ đông sẽ chỉ đổ tiền vào Facebook khi hãng đảm bảo mức tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu bền vững, và những gì Facebook mang lại cho họ xứng đáng với đồng tiền mà họ bỏ ra. Nếu không làm được điều này, rất có nguy cơ cổ phiếu của Facebook sẽ không tìm được những nhà đầu tư lớn; và chúng sẽ phải “gửi mình” vào các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nguy cơ không bán hết được cũng rất có thể sẽ xảy ra.
Tất nhiên, Facebook không ngồi im phó mặc cho "số phận". Một tuần trước ngày IPO, hãng đang cố ghi điểm trước mắt các nhà đầu tư. Vài ngày trước, Facebook đã tung ra kho ứng dụng riêng của mình, cho phép người dùng tải các trò chơi và phần mềm được ưa thích (bao gồm các ứng dụng miễn phí và tính phí).  Động thái này của hãng được xem như là cách để hãng khai thác doanh thu từ lượng người dùng Facebook trên các thiết bị di động vốn đang tăng trưởng rất mạnh. Kho ứng dụng này ngoài việc cung cấp các ứng dụng ăn khách cho các cửa hàng trực tuyển của Google và Apple; còn dự định sẽ bán cả những ứng dụng chỉ có thể chạy trên nền của Facebook.

Bên cạnh đó, vào tuần trước, đại diện của Facebook cũng đã chính thức công bố thông tin hãng đã hoàn tất việc mua lại Glancee, dịch vụ cho phép người dùng di động tìm kiếm và kết nối bạn bè. Tại New Zealand, Facebook đang bắt đầu thử nghiệm giải pháp khiến người dùng phải mở hầu bao của mình để thu hút sự chú ý của các Facebookers với chính họ. Người dùng nếu muốn nhấn mạnh phần tin cập nhật của họ với bạn bè trong danh bạ sẽ phải trả một số tiền nhỏ cho Facebook là 2 USD (thử nghiệm). Đây là một nguồn thu mới đầy tiềm năng và hứa hẹn đối với Facebook, đặc biệt là từ những tài khoản nổi tiếng.


Thương vụ mua Instagram gặp trở ngại

Việc giám đốc điều hành của Facebook Mark Zuckerberg tự quyết định việc mua lại ứng dụng chia sẻ hình ảnh trên di động Instagram mà không thông qua ban giám đốc là đề tài nóng hổi được nhiều nhà đầu tư quan tâm và đặt câu hỏi chất vấn trong buổi vận động tài chính “IPO Roadshow” cũa hãng ở New York hôm Thứ hai (7/5) vừa qua. Tuy nhiên, thương vụ mua Instagram của hãng có thể gặp trắc trở khi Uỷ ban thương mại Liên bang Mỹ (FTC) mới đây đã tạm hoãn việc thông qua thương vụ này. Thời gian hoãn có thể lên tới 12 tháng.

Theo đó, Uỷ ban thương mại Liên bang Mỹ sẽ tiến hành điều tra về “thương vụ tỉ đô” và đưa ra kết luận cuối cùng vào khoảng giữa quý IV năm nay. Lý do của cuộc điều tra này không được tiết lộ, song theo giới chuyên môn, chính con số 1 tỷ USD mà Facebook bỏ ra là ngọn nguồn của rắc rối này; bởi theo luật pháp Mỹ, bất cứ vụ thâu tóm thương hiệu nào có giá trị lớn hơn 66 triệu USD đều bị đưa vào “tầm ngắm” của FTC để điều tra xem có dấu hiệu vi phạm luật chống độc quyền hay không.


Facebook và các nhà đầu tư coi thương vụ thâu tóm ứng dụng Instagram là con “gà đẻ trứng vàng” cho hãng và đây cũng là một trong những điểm cộng của Facebook nhằm hút tiền từ các nhà đầu tư trong ngày IPO tới đây. Tuy nhiên, việc tạm hoãn thương vụ trong thời hạn có thể lên tới 1 năm này được giới phân tích nhìn nhận như là "cú ngáng chân" đầy bất ngờ mà Facebook không hề nghĩ đến, là “cái tát” giáng thẳng vào tham vọng của Tổng giám đốc điều hành Mark Zuckerberg.


Được biết nếu thương vụ này bị hủy, Facebook sẽ phải bồi thường cho Instagram số tiền lên tới 200 triệu USD. Đây có thể là một trong những yếu tố làm chùn bước nhà đầu tư đổ tiền vào cổ phiếu của hãng.

CEO không tôn trọng các nhà đầu tư?

Trong buổi vận động tài chính ở New York hôm 7/5 vừa qua, nhiều nhà đầu tư đã khá phiền lòng khi thấy CEO Facebook Mark Zuckerberg ăn mặc quá lôi thôi, tuềnh toàng khi tiếp xúc với họ. Được biết, Mark đã từng nổi tiếng với sự kiện đến muộn và mặc đồ pyjama trong buổi họp với các nhà đầu tư Sequoia Capital. Và trong lần này, trang phục của vị giám đốc điều hành “tuổi trẻ tài cao” vẫn chưa phần nào được cải thiện, khi thay cho vest, cavat và sơ mi, Mark tới dự với …chiếc áo thun ngắn tay.


Nhiều người cho rằng, việc “diện” trang phục như vậy tới gặp gỡ các nhà đầu tư-những cổ đông tương lai của Facebook chỉ cho mọi người thấy sự thiếu nghiêm túc và thiếu chín chắn của vị giám đốc trẻ tuổi. IPO thực chất là việc Facebook đang “xin tiền” từ các nhà đầu tư; và chẳng ai sẵn sàng đổ tiền vào một công ty mà giám đốc lại có cách ăn mặc lạc lõng, thể hiện thái độ không tôn trọng họ như vậy cả. Một chuyên gian phân tích nhận định “Mark thích hợp với vị trí giám đốc sản xuất hơn là ở vị trí một CEO và quan hệ với cổ đông”.

Những lần hiếm hoi thấy Mark mặc vest...


Những người ít quan tâm tới trang phục của Mark Zuckerberg hơn thì lại phàn nàn về tác phong của vị giám đốc. Anh đã khiến họ phải đợi rất lâu mới có thể gặp mặt, và thời gian gặp mặt anh cũng rất hạn chế nên nhiều vấn đề họ quan tâm chưa được giải quyết thỏa đáng.

Đồng sáng lập bỏ quốc tịch Mỹ để trốn thuế

Việc CEO Mark Zuckerberg bị các nhà đầu tư chỉ trích còn chưa kịp chìm xuống thì mới đây, thông tin ông Eduardo Saverin, 30 tuổi,  một trong những nhà đồng sáng lập của Facebook đã “thẳng thừng” từ bỏ quốc tịch Mỹ để trốn thuế thu nhập từ kinh doanh chứng khoán lại khiến giới tài chính - kinh doanh xôn xao. Theo trang
whoownsfacebook.com, Eduardo Saverin có 4% cổ phần ở Facebook. Nếu lợi nhuận của Facebook thu được như dự tính thì ông sẽ bị đánh thuế thu nhập từ kinh doanh chứng khoán sau khi Facebook phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào ngày 18/5 tới đây.

Đồng sáng lập 30 tuổi của Facebook Eduardo Saverin


Trên website của Sở Thuế vụ Mỹ (IRS), tên của Eduardo nằm trong danh sách những người đăng kí bỏ quốc tịch Mỹ cuối tháng 4 năm nay. Edurado dự định sẽ nhập tịch Singapore (nơi ông đang sinh sống) vì ở “Đảo quốc Sư tử”, thuế thu nhập từ kinh doanh chứng khoán không được áp dụng.

Nhiều người nhận định đây là một quyết định khá thông minh; tuy nhiên hành động của ông lại khiến nhiều chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư khác cảm thấy thất vọng. Các nhà lãnh đạo Mĩ thì cho rằng đây không phải là một hành động hảo hán; khi đã gây ra thất thu thuế cho Mỹ. Còn các cổ đông, họ sẽ nghĩ gì khi trong hàng ngũ lãnh đạo và điều hành của mạng xã hội Facebook lại tồn tại một cá nhân có hành động “đáng xấu hổ” này?
 
Tham khảo: Mashable, CNET
Xem thêm:

facebook