Điểm lại những "lần đầu tiên" khó quên của làng internet (Phần 1)

Trang Sky  | 22/02/2011 12:00 PM

Dẫu con người có thể không còn nhớ, nhưng thế giới internet đã bắt đầu từ những "lần đầu tiên" như thế.

Bức thư điện tử đầu tiên

Vào cuối năm 1971, Ray Tomlinson – một kỹ sư làm việc trong hệ thống phân thời Tenex - đã dung hợp hai chương trình Cpynet và SNDMSG để gửi  bức thư điện tử đầu tiên. Có thể nói rằng trước đó 10 năm , con người chỉ có thể gửi email cho nhau trong cùng một chiếc computer mà thôi. Tuy nhiên, Tomlinson đã tạo ra bước đột phá bằng cách sử dụng mạng Arpanet thô sơ để gửi đi bức thư  điện tử đầu tiên giữa hai chiếc máy vi tính.

Virus đầu tiên
 
 
Virus máy tính  đầu tiên được công nhận có tên là Creeper, nó đã lây lan rất mạnh vào mạng Arpanet những năm 1971. Creeper được tạo ra bởi kỹ sư Bob Thomas- môt nhân viên của công ty BBN. Tuy vậy, virus này ko nguy hiểm cho lắm vì sau khi vào máy thì nó chỉ hiện ra tin nhắn “Mình là Creeper : hãy bắt mình nếu có thể nhé” và không tạo ra bất cứ tổn hại lâu dài nào cả. Ngay sau đó , người ta đã tạo ra phần mềm diệt virus tên là  Reaper để kiểm soát và xóa sổ chú virus máy tính đầu tiên trên thế giới này.
 
Cộng đồng online đầu tiên

Năm 1981, trong khi đang làm việc cho WHO, tiến sĩ Larry Brilliant đã tạo ra một hệ thống hội thảo ảo đầu tiên.  Với mục đích ban đầu là tổ chức cứu hộ cho những chiếc trực thăng bị bắn trong khi làm từ thiện ở Nepal. Khi trở về Mỹ, Brilliant đã cho Steve Jobs, người sáng lập tập đoàn Apple, xem hệ thống của mình và một phần mềm đã được mô- đi- phê của nó đã ra đời. Có thể nói rằng, bước phát triển tiếp theo của hệ thống hội thảo online này chính là các internet forum như chúng ta đã biết.
 
Mặt cười đầu tiên

Ở cuối thập kỷ 80, tại sở khoa học máy tính Carneigie Mellon, các nhân viên ở đây thường xuyên phải dùng bảng thông báo online trong công việc và một vài người trong số họ đã biết sử dụng những dấu hiệu mỉa mai để trêu đùa nhau.
 

Một nhóm trong sở đã phải chia các dạng hình phạt để đánh dấu những post không nghiêm túc. Và người đã gợi ý ra ký hiệu “:-)” chính là giáo sư Scott E Fahlman. “Tôi có thể không phải là người đầu tiên đánh ra 3 ký tự đó trong câu, có lẽ thậm chí với ý nghĩa là tôi đùa đấy hay là dùng để online”, Fahlman thừa nhận.”Nhưng tôi thật sự tin là lời gợi ý năm 1982 của tôi cuối cùng đã được giữ lại và được  phổ biến ra khắp thế giới”.

Multiplayer game đầu tiên

Những game tương tác đã được phát triển trong thập kỷ internet đầu tiên, chúng đã tạo ra con đường mới cho game như là thế giới thứ hai- nơi đã tạo nên văn hóa mạng như ngày hôm nay. Trong đó,  Mud là trò chơi fantasy đầu tiên được xây dựng nên bởi hai nhà lập trình Roy Trubshaw và Richard Bartle tại đại học Essex (Anh) năm 1978. Trò chơi cho phép các game thủ trên toàn thế giới giao lưu với nhau.

Bartle cũng thừa nhận rằng họ đã không cố gắng để trở thành người tiên phong tại thời điểm đó: “Chúng tôi không biết chúng tôi là người đầu tiên đồng thời cũng không biết có hàng trăm trò chơi như thế này. Bằng cách tạo ra một thế giới khác, tôi đã tìm ra con đường tốt nhất để nói lên những điều tôi thật sự suy nghĩ về thế giới hiện tại”.

Công cụ tìm kiếm đầu tiên

Vào năm 1989, trong khi học bằng master ở trường đại học Montreal’s McGill, Alan Emtage cũng đồng thời làm quản lý cho hệ thống máy tính của trường đã phát hiện ra rằng mạng để xác định phần mềm cho sinh viên trong trường rất nhàm chán. Chính vì vậy anh ta đã cài đặt một hệ thống hơp lý hóa và đã phát triển hệ thống này bằng cách cho chạy tự động mỗi tối để xây dựng một cơ sở dữ liệu duy nhất và vô cùng dễ dàng để tìm kiếm.

Chỉ với một từ khóa, Emtage có thể tìm gần như mọi thứ trên internet. Sau đó cùng với hai cộng sự của mình anh đã viết lại hệ thống này và đặt tên cho phiên bản mới là Archie. Điều đặc biệt Archie không phải tên một bộ truyện tranh như mọi người vẫn nghĩ mà đó là do sai sót trong khi type của họ. Vì thế lẽ ra hệ thống đầu tiên này đã có tên là “Archive” chứ không phải Archie như hiện nay.

Trình duyệt web đầu tiên

Trình duyệt đầu tiên tên là WorldWideWeb của Tim Berners-Lee sau này được đổi tên thành Nexus. Chương trình này  được tạo ra bởi Berne Lee vào năm 1991 trong khi ông đang làm việc cho một tổ chức nghiên cứu hạt nhân của Châu Âu. Tuy nhiên Nexus chưa bao giờ được sử dụng rộng rãi trên thị trường mà phải đợi 2 năm sau đó, một chương trình trình duyệt được tạo ra dựa theo Nexus của hai sinh viên  trường đại học Illinois mới được đưa vào sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới thông qua hệ thống Unix.

Dựa vào những đồ họa, âm thanh, và các video clips trước đó trong Nexus, trình duyệt có tên Mosiac này đã phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng học thuật và gặt hái được rất nhiều thành công.
Xem thêm:

internet