Với Wikipedia, mọi thành viên có thể thành “chiến sỹ”, mỗi trang thông tin có thể thành... “chiến trường”.
Năm 2001, được hình thành từ ý tưởng là một cuốn bách khoa toàn thư mở, bất kỳ ai cũng có thể tham gia viết bài,
Wikipedia (Wiki) đã thành công và trở nên phổ biến quá sức tưởng tượng. Nhưng đi kèm với ánh hào quang, thì trong 10 năm thành lập Wiki cũng đã phải nếm khá nhiều “trái đắng” từ chính sách ban đầu của mình.
“Chiến trường” Wikipedia
Mặc dù hiện nay Wiki đã hạn chế dần đi khả năng thay đổi nội dung của người dùng, nhưng
“cuộc chiến chỉnh sửa” đã nhiều lần làm Wiki bẽ mặt. Chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua 10 cuộc chiến được xem là căng go nhất trong lịch sử của Wiki.
1. Nikola Tesla -nhà sáng chế lỗi lạc
Nikola Tesla là nhà khoa học thiên tài, ông được biết đến với nhiều đóng góp lớn trong các lĩnh vực như điện - từ trường, cũng như góp phần thúc đẩy cuộc Cách mạng Công Nghiệp lần thứ 2. Nhưng điều gì mới thực sự châm ngòi cho cuộc chiến về ông trên Wikipedia? Điều đặc biệt là các quốc gia như Serbia, Croatia, Áo, Áo – Hung (cũ) đều nghĩ Nikola mang quốc tịch của họ. Và sự tranh cãi xoay quanh quê hương nhà sáng chế lỗi lạc này trên trang Wikipedia vẫn chưa có hồi kết!
2. Món Salad Caesar cũng là nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến
Các thành viên Wiki có thể tranh cãi điều gì xung quanh món Caesar? Đó cũng chính là câu hỏi mà hầu hết chúng ta đặt ra khi đọc bài viết này. Hơn 2 năm qua các biên tập viên của Wikipedia đã phải mệt mỏi với cuộc chiến xung quanh vấn đề ai là cha đẻ món ăn này và đặt tên cho nó. Tên chính xác của nó là Caesar, Cesar hay Cesare?
3. Tranh cãi về ngày sinh của Jimmy Wales
Ngay cả cha đẻ của Wikipedia, Jimmy Wales cũng không trốn chạy cuộc chiến này. Vụ lùm xùm bắt đầu khi mà ông không muốn ngày sinh của mình được công bố trên Wikipedia. Cuộc tranh luận về vấn đề này cũng đã kéo dài một thời gian và chỉ lắng xuống khi có nguồn thông tin được trích dẫn để xác nhận về ngày sinh của Jimmy.
4. Cuộc chiến Star Wars
Bộ phim ăn khách Star Wars (Cuộc chiến giữa các vì sao) cũng đã là tác nhân của “Cuộc chiến chỉnh sửa” trên Wiki. Khi mà các thành viên của trang này đã tranh luận gay gắt về những loại vũ khí tối tân mà Death Star được tranh bị, kích thước chính xác của cỗ máy hủy diệt này? Và cho đến bây giờ dường như vẫn chưa có đáp án cuối cùng cho những câu hỏi trên.
5. Nintendo: We hay Wee
Khó có thể tưởng tượng rằng chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần kể từ ngày máy chơi game console Nintendo Wii được bán ra thị trường, đã có tới 1500 lượt chỉnh sửa trong Wikipedia liên quan đến Nintendo Wii. Mà vấn đề chỉ cỏn con rằng, từ "Wii" trong tên sản phẩm được phát âm giốn chữ We /wi:/ hay Wee /wi:/, mặc dù hai từ này đồng âm nhưng khác vần.
6. Street Fighter Game
Quả thật hơi quá khi ví Wikipedia là một cái “chợ thông tin”, nhưng khi mà ở đây các thành viên đã “gào lên” gay gắt để tranh luận về chiều cao, cân nặng của chỉ 2 nhân vật được tưởng tượng trong game Street Fighter là Ken và Ryu.
7. Từ nhân vật game tới cầu thủ bóng rổ Yao Ming
Siêu sao bóng rổ Trung Quốc Yao Ming, nổi tiếng với chiều cao “khủng” 2,29m cũng từng là một đề tài tranh luận sôi nổi trên Wiki. Chỉ với những thắc mắc như chiều cao chính xác của bố mẹ Yao Ming, rồi các bác sỹ đã dự đoán anh ta cao bao nhiêu từ khi còn là một đứa trẻ? Đã biến trang thông tin về Yao Ming thành một chiến trường bất đắc dĩ.
8. Ban nhạc Eagles, có “The” hay không “The”
Chắc hẳn 4 chàng ca sỹ tài hoa của ban nhạc Eagles nổi tiếng những năm 70 cũng không thể tưởng tượng được một ngày trên bách khoa toàn thư Wikipedia lại tranh luận nhiều về cái tên “Eagles” của mình. “The Eagles” hay “Eagles?” vấn đề còn chưa ngã ngũ.
9. Sao Diêm Vương
Cuộc tranh luận về sao Diêm vương đã trở nên hết sức gay gắt trên trang Wikipedia khi các nhà thiên văn học cho rằng sao Diêm vương không còn hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời. Mặc dù các chứng cứ khoa học chính xác đã được đưa ra nhưng ở Wikipedia cuộc chiến chỉnh sửa vẫn còn dai dẳng.
10. Định nghĩa về dễ thương
Khi các bạn nhìn thấy những chú gấu bắc cực bé nhỏ ảnh trên, bạn sẽ có cảm xúc như thế nào? Một số bạn đọc cho rằng chúng dễ thương, số khác lại không nghĩ như vậy. Nếu sự việc chỉ dừng lại ở đánh giá chủ quan của từng cá nhân về những chú gấu, thì ngay trên Wikipedia việc tranh luận quan điểm “như thế nào thì được xem là một con thú dễ thương?” đã biến thành một cuộc chiến thực sự.