- Theo Trí Thức Trẻ | 06/07/2020 10:40 AM
Theo khảo sát mới được công bố của Microsoft, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI). Kết quả này được Microsoft công bố nhân ngày quốc tế An toàn Internet. Hiện Việt Nam đứng thứ 5 sau Nga, Columbia, Peru và Nam Phi.
Ở thời điểm khảo sát này được công bố, không ít cư dân mạng Việt nam tỏ ra vô cùng bức xúc, không phục và coi đó là một thứ thiếu căn cứ. Tuy nhiên "con sâu làm rầu nồi canh", vẫn có những sự kiện sờ sờ trước mắt khiến chúng ta buộc phải lắc đầu ngán ngẩm với cách ứng xử của một bộ phận giới trẻ Việt. Câu chuyện về cô nàng Rushia đang nổi rần rần mấy ngày hôm nay chính là một ví dụ điển hình.
Rushia là một Vtuber (YouTuber ảo, được thể hiện bằng kỹ thuật đồ họa), sở hữu lượng người đăng ký theo dõi lên tới hơn 300.000. Người xem stream của cô chủ yếu từ Nhật và khá nhiều các quốc gia khác trên thế giới, đa số là những người hâm mộ văn hóa Anime. Gần đây, các buổi livestream của cô nàng đón chào một lượng lớn người Việt vào xem.
Mọi chuyện sẽ không có gì để nói nếu như rất nhiều người Việt bắt đầu bình luận rất khiếm nhã, bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh và tỏ ra hả hê, khoái chí vì điều đó. “Send nude đi em”, “Hello = Đ***”; “Đoàn quân Việt Nam đi (?)”… chỉ là một số ít trong những số câu spam. Ngoài ra còn Trần Đức Bo, Trần Dần hay bất cứ những gì khác để lôi vào làm loạn phòng chat. Những fan quốc tế khác và ngay cả bản thân cô nàng Rushia cũng dần cảm thấy thật sự khó chịu và thậm chí họ đã đánh giá ngay về phần đông người Việt Nam hiện tại là vô ý thức, kém văn hóa…
Mọi chuyện cứ tiếp diễn và trầm trọng đến mức dưới video livestream mới nhất, Rushia đã phải đính kèm dòng nhắn nhủ: "Be nice to other viewers. Don’t spam or troll. If you see spam or trolling, don’t respond. Just block, report, and ignore" (tạm dịch: Hãy tôn trọng những người xem khác. Đừng spam hay troll. Nếu bạn thấy ai đó làm thế, không cần phải đáp lại đâu. Cứ block, báo cáo và làm ngơ đi). Dù không nói thẳng nhưng ai cũng hiểu đối tượng mà cô nàng đề cập đến chính là các người xem khiếm nhã đến từ Việt Nam, bởi lẽ trước khi bị "làm loạn" bởi người Việt, các bài đăng của cô nàng không hề có chú thích này.
(Ảnh: Báo Nhân Dân 2Vn)
Đỉnh điểm nhất chính là khi cô nàng chính thức phải đưa ra "tối hậu thư": "Bình luận bị chặn từ người nước ngoài, đặc biệt là người Việt Nam". Có nghĩa rằng không chỉ Việt Nam mà tất cả các fan quốc tế của cô nàng cũng sẽ không còn có thể bình luận giao lưu nữa. Cụm từ "No Vietnamese", "ban Vietnamese", "Vietnam get out of here" (tạm dịch: người Việt Nam hãy rời khỏi đây)... đang được dân mạng một số nước sử dụng để kêu gọi tẩy chay bình luận của người Việt Nam trong nhiều bài đăng.
Người Nhật: " Tôi không nghĩ người Việt Nam lại thiếu văn hóa tới vậy".
Philipines: "Tôi cứ tưởng Việt Nam thế nào, hóa ra cũng ngang Ấn Độ".
Sự kiện này đã được lan truyền rộng rãi trên MXH mấy ngày hôm nay và hầu hết ý kiến đều rất bất bình với cách cư xử của bộ phận người xem này, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh tốt đẹp mà chúng ta luôn cố gắng xây dựng bấy lâu. Trong buổi livestream tối 4/7, nhiều dân mạng Việt Nam cũng để lại lời xin lỗi, kêu gọi những người khác ngừng spam, giữ gìn hình ảnh của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế.
Sự việc lần này khá nghiêm trọng, vì nó thực sự đang là một chủ đề được bàn tán sôi nổi ở các diễn đàn nước ngoài, thậm chí lên cả Reddit, ngay trang Hololive.