'Hồ tuyệt vọng' - cái bẫy chết chóc nằm sâu dưới đáy đại dương

Green  - Theo Helino | 29/06/2019 10:07 AM

Dù vẻ ngoài nên thơ và vô hại, nhưng bể nước muối này chính lại là một cái bẫy chết chóc đối với bất kỳ sinh vật sống nào không may lạc bước vào.

'Jacuzzi of Despair' hay 'Hồ tuyệt vọng' được tìm thấy ở đáy vịnh Mexico, cách New Orleans không xa. Dù vẻ ngoài nên thơ và vô hại, nhưng bể nước muối có chu vi 30,5m với độ sâu 3,7m này chính lại là một cái bẫy chết chóc đối với bất kỳ sinh vật sống nào không may lạc bước vào.

Phát hiện thú vị

Hồ bơi chết chóc này được các nhà khoa học thuộc đoàn thám hiểu Ocean Exploration Trust tìm thấy nhờ tàu lặn điều khiển từ xa vào năm 2014. Giáo sư sinh học tại Đại học Temple, Erik Cordes, đã trở lại đó sau một năm để có cái nhìn cận cảnh cũng như mô tả rõ nét hơn cho bài báo trên tạp chí Oceanography.

Hồ tuyệt vọng - cái bẫy chết chóc nằm sâu dưới đáy đại dương - Ảnh 1.

Vùng nước chết chóc có nồng độ muối cao hơn 5 lần so với nước biển xung quanh. Không chỉ có mặn mòi như vậy, nồng độ metan và hydro sunfua độc hại trong hồ cũng ở ngưỡng báo động, đến mức không hòa tan với nước biển xung quanh. Do vậy, lượng muối trong hồ lại càng được tích tụ nhiều hơn theo thời gian.

Nguồn gốc 'Hồ tuyệt vọng'

Theo các nhà khoa học, 'Hồ tuyệt vọng' có thể là sản phẩm của một quá trình kiến tạo địa chất kéo dài từ tận kỷ Jura. Từ 200 đến 145,5 triệu năm trước, khu vực vịnh Mexico hiện tại là một vùng biển nông. Khi các kiến tạo mảng diễn ra không ngừng, vùng biển này đả bị chia cắt khỏi phần còn lại của đại dương.

Hồ tuyệt vọng - cái bẫy chết chóc nằm sâu dưới đáy đại dương - Ảnh 2.

Cuối cùng, biển nội địa bị ngập lụt một lần nữa và vùng biển bị tách rời lại được nối liền với đại dương. Thế nhưng lúc này, sau thời kỳ nhiệt độ Trái Đất tăng cao khiến nước biển bốc hơi, còn có thêm một lượng muối khổng lồ dày vài km bị trầm tích bao phủ. Lượng muối nặng sẽ đọng xuống dước, kéo theo việc hình thành quá trình kiến tạo muối.

Lượng muối sau khi tiếp xúc và hòa tan vào nước biển lại hình thành những đám mây nước muối lắng xuống đáy biển. Do đó, dần hình thành lên 'Hồ tuyệt vọng'.

Cái bẫy tự nhiên chết chóc đối với phần lớn động vật

Hầu hết các sinh vật đại dương đều không thể sống sót khi sa vào hồ bơi chết chóc, tuy nhiên vẫn có một số loài như trai và giun ống thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt ở đây. Một loài vật khác cũng có khả năng sinh tồn ở địa điểm chết chóc này là vẹm khổng lồ. Chúng sống sót nhờ việc hấp thu khí độc.

Hồ tuyệt vọng - cái bẫy chết chóc nằm sâu dưới đáy đại dương - Ảnh 3.

Dù có là một nơi chết chóc, nhưng nhiệt độ tại 'Hồ tuyệt vọng' luôn ở mức ấm áp, lý tưởng. Vì vậy, các sinh vật bị thu hút đến và bỏ mạng trong biển muối mặn