Hiếu PC cảnh báo 7 hình thức lừa đảo bạn cần cảnh giác trong dịp Tết Nguyên Đán 2022

Real Madrid  - Theo Trí Thức Trẻ | 24/01/2022 04:00 PM

Lừa đảo trực tuyến đã xuất hiện và phát triển song song với tốc độ phát triển của internet.

Lừa đảo trực tuyến đã xuất hiện và phát triển song song với tốc độ phát triển của internet. Trong hai năm đại dịch COVID-19, tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng. Trước và trong dịp Tết Nguyên Đán, những kẻ lừa đảo lại càng có xu hướng hoạt động tích cực hơn.

Hiếu PC cảnh báo 7 hình thức lừa đảo bạn cần cảnh giác trong dịp Tết Nguyên Đán 2022 - Ảnh 1.

Để giúp cộng đồng mạng nâng cao cảnh giác và có một cái Tết trọn vẹn, chuyên gia an ninh mạng Hiếu PC đã thống kê 7 phương thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay. Những phương thức này không mới nhưng ngày càng tinh vi hơn vì thế người dùng cần hết sức cẩn thận để tránh rơi vào cạm bẫy.

Hiếu PC cảnh báo 7 hình thức lừa đảo bạn cần cảnh giác trong dịp Tết Nguyên Đán 2022 - Ảnh 2.

Chuyên gia an ninh mạng Hiếu PC - Ngô Minh Hiếu

Dưới đây là danh sách 7 hình thức lừa đảo phổ biến trong dịp Tết theo Hiếu PC:

1. Giả mạo trang web, fanpage của các hãng tàu hỏa, máy bay, xe bus... để bán vé bịp, giả mạo nhắm vào nhu cầu đi lại về quê ăn Tết đang ngày càng gia tăng.

2. Giả danh cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan nhà nước, tổ chức chính phủ để đe dọa, uy hiếp, tống tiền nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin cá nhân.

3. Lừa đảo qua các loại hình đầu tư đa cấp, sàn nhị phân, tiền ảo dựa hơi blockchain hay các dự án kiểu như gameNFT, gameFi...để lùa gà sau đó xả và bỏ chạy, để nhà đầu tư khóc ròng.

4. Giả mạo các trang thương mại điện tử, và các nhãn hàng lớn để lập ra các trang giả nhằm bán hàng bịp...

5. Lừa chiếm đoạt tài sản qua thông báo trúng thưởng, bán xe máy giá rẻ... nhắm vào lòng tham để lừa lấy tiền đặt cọc, lừa lấy thông tin danh tính.

6. Lừa lấy cắp thông tin cá nhân, tiền bạc, tài sản... qua email, tin nhắn thương hiệu, tin nhắn văn bản SMS, hay nhắn tin qua mạng xã hội...rồi dẫn dụ nạn nhân vào các đường dẫn link độc hại giả gần giống với ngân hàng, ví điện điện tử... hoặc xây dựng tình cảm rồi sau đấy hứa hẹn gửi quà có giá trị.

7. Lừa đảo chiếm đoạt số điện thoại qua tin nhắn bảo là nâng cấp miễn phí lên SIM 4G hoặc 5G, rồi sau đấy chiếm quyền kiểm soát ví điện tử, tài khoản ngân hàng, Facebook, Email...

Ngoài ra, Hiếu PC còn khuyên cộng đồng mạng nên cẩn trọng trước các phương thức lừa đảo khác như cho vay tiền online, lừa đảo tuyển dụng (việc nhẹ lương cao), xuất khẩu lao động... Những hình thức này đều khiến nạn nhân mất tiền đặt cọc, mất thông tin cá nhân...

https://gamek.vn/hieu-pc-canh-bao-7-hinh-thuc-lua-dao-ban-can-canh-giac-trong-dip-tet-nguyen-dan-2022-20220124161059698.chn
    betterchoice