Gintama live action – Xứng đáng là bộ phim chuyển thể “chất lừ” khiến fan vừa lòng

Mẹ Sề  - Theo Trí Thức Trẻ | 08/08/2017 03:42 PM

Gintama (tựa tiếng Việt: Linh hồn bạc) là phiên bản live action được chuyển thể trọn vẹn từ bộ manga và anime trứ danh cùng tên.

Sau thành công vang dội của Tên cậu là gì, Dáng hình âm thanh..., mới đây nhất thị trường điện ảnh Việt đã có thêm 'siêu phẩm' nữa đến từ đất nước mặt trời mọc mang tên Gintama.

Ngay sau khi vừa ra mắt, Gintama đã nhận được vô số phản hồi tích cực từ các “mọt phim” nên hứa hẹn đây sẽ là một bộ phim không thể bỏ qua đối với cộng đồng fan manga-anime và là một lựa chọn cần cân nhắc với khán giả chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với điện ảnh Nhật.

Dưới đây là những lý do mà Gintama live action khiến khán giả phải “nhấc mông” ra rạp xem phim.

Chuyển thể trọn vẹn tinh thần của nguyên tác anime/manga

Nổi tiếng về độ quái chiêu và hại não, việc đưa Gintama lên màn ảnh rộng dường như là điều “không tưởng”. Dù vậy, dưới bàn tay biến hóa tài năng của vị đạo diễn Yuichi Fukuda, Gintama live action đã chuyển thể 1 cách trọn vẹn tinh thần của anime/manga nguyên tác. Mặc dù vẫn có một vài thay đổi nhỏ nhưng theo đánh giá của nhiều người thì nó rất phù hợp và hướng theo chiều hướng tích cực nên vẫn được các fan trung thành của Gintama đón nhận nhiệt tình.

Gintama live action vẫn là 1 tác phẩm hài hước, vẫn là những trò đùa bậy mang phong cách bẩn bựa. Thế nên, trong suốt thời lượng trình chiếu của bộ phim thì phòng chiếu luôn tràn ngập những tiếng cười bởi các hành động hài hước và có phần biến thái của các nhân vật.

Nội dung được xây dựng 1 cách hợp lí

Truyện tranh hay phim hoạt hình đều là thế giới rộng lớn nơi tác giả có thể thỏa sức sáng tạo về bối cảnh, thêm thắt nội dung hay mở rộng tuyến nhân vật. Chính vì vậy, việc đưa tất cả những điều đó thành 1 bộ phim chiếu trong hơn 2 tiếng nhưng vẫn để khán giả hiểu và yêu thích chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Thế nhưng, nếu xem Gintama live action thì bạn sẽ chỉ có ngồi cười rung rốn, cái đầu gật gật vì thích quá quá mà thôi.

Phiên bản live-action vẫn lấy bối cảnh là phiên bản hư cấu của kinh thành Edo thế kỷ 19, khi Trái Đất bị các giống người ngoài hành tinh gọi chung là Amanto xâm lược và được chia làm 3 câu chuyện.

Câu chuyện đầu tiên là cuộc gặp gỡ giữa chàng samurai trẻ Shimura Shinpachi và gã samurai lười biếng Sakata Gintoki. Câu chuyện thứ hai là chương Bắt bọ cánh cứng (tương ứng với tập 65 trong anime và chương 83-84 trong truyện).

Câu chuyện cuối cùng được dựa trên hồi truyện Benizakura (tương ứng từ chương 89-97 trong manga và từ tập 58-61trong anime), kể về một ác nhân muốn sử dụng thanh quỷ kiếm để thống trị thành Edo, và những anh hùng phải đối phó với hắn để giữ bình yên cho quê nhà. Đây cũng chính là phần truyện đã tạo nên một bước chuyển mình đáng kể cho Gintama về mặt nội dung đồng thời còn cho thấy đây không phải chỉ là một bộ truyện hài bựa đơn thuần.

Dàn diễn viên toàn trai xinh gái đẹp

Phần đông khán giả vốn đều cho rằng trai Nhật không đẹp, gái Nhật không xinh, nhưng sau khi xem Gintama thì bạn sẽ có 1 cái nhìn hoàn toàn khác đấy nhé!

Dàn diễn viên trong bộ phim live-action Gintama không chỉ quy tụ những diễn viên hàng đầu về mặt diễn xuất mà còn chiêu đãi các fan hâm mộ bằng nhan sắc và tạo hình nhân vật còn đẹp hơn cả phiên bản trong anime.

Từ những nhân vật quen thuộc như bộ ba Yorozuya, bộ ba Shinsengumi, Katsura, Kiheitai… thì 3 nhân vật mới là là cô nàng thợ rèn Tetsuko Murata, Tetsuya Murata - anh trai Tetsuko và kiếm khách Nizo Okada đều khiến khán giả “lác mắt” với tạo hình đẹp lung linh. Bởi nếu không phải là diễn viên nổi tiếng thì họ cũng toàn là những hotgirl, hotboy, idod được nhiều người mến mộ của xứ Phù Tang thôi nhé!

Và mặc dù giành phân nửa thời lượng phim tập trung vào Gintoki nhưng những nhân vật còn lại vẫn có khá nhiều đất diễn, vậy nên đừng lo lắng việc không đủ thời gian ngắm những nhân vật mình yêu thích.

Những biểu cảm, hành động “thốn đến tận rốn” của các nhân vật


Kanna - “mỹ nữ ngàn năm có một” của ngành giải trí Nhật Bản đã chấp nhận rũ bỏ hình tượng nữ sinh trong sáng để thể hiện cô nàng Kagura háu ăn.

Kanna - “mỹ nữ ngàn năm có một” của ngành giải trí Nhật Bản đã chấp nhận rũ bỏ hình tượng nữ sinh trong sáng để thể hiện cô nàng Kagura háu ăn.

Hiếm có bộ phim live action nào mà khán giả có thể mãn nhãn với những biểu cảm không thể hài hước hơn của dàn diễn viên từ đầu cho đến tận khi kết thúc phim. Dù toàn là các “trai xinh gái đẹp” nhưng bộ ba anh hùng không thể nào “bựa” hơn của Gitama vẫn hăng hái rũ bỏ hình tượng mỹ nam, mỹ nữ để sắm vai các “bựa nhân” trong câu chuyện, bảo sao khán giả cứ phải cười ra nước mắt khi xem phim.

Từ Gintoki - gã kiếm sĩ tóc bạc bù xù nghiện ăn đồ ngọt đến nỗi mắc bệnh tiểu đường và nhiều thói hư tật xấu, Kagura - cô bé khờ khạo người Amanto có sức mạnh phi thường cùng cái dạ dày không đáy, tới Shinpachi - chàng võ sĩ trẻ tuổi luôn bị “dìm hàng” vì... quá sức bình thường bên cạnh những nhân vật vô cùng bất thường.

Ví dụ khi xem đến phần đi bắt bọ, hình ảnh một người đàn ông mặc mỗi cái khố, người phết đầy mật ong đang giả làm một cái cây để dụ bọ hay ngay cả việc một thanh niên điển trai đang sơn thứ gì đó trắng trắng lên thân cây để dụ bọ đều khiến cả rạp từ fan cho tới non-fan đều ngồi cười ngặt nghẽo, cảnh này cười chưa xong đến cảnh khác lại tiếp tục cười.

Phải thừa nhận là khi từ chuyện bước lên phim thì những biểu cảm, hành động của các nhân vật còn bựa hơn cả nguyên tác rất nhiều.

Những cảnh hành động mãn nhãn


Từng pha hành động trong truyện sẽ được chuyển thể chân thật trên màn ảnh rộng.

Từng pha hành động trong truyện sẽ được chuyển thể chân thật trên màn ảnh rộng.

Với các anime có yếu tố hành động thì những pha chiến đấu là một phần không thể thiếu làm cho khán giả cảm thấy thỏa mãn nhất. Ngay cả với Gintama live-action cũng vậy, không chỉ đơn thuần là một bộ phim hài, Gintama còn có những cảnh hành động gay cấn và rất mãn nhãn. Thậm chí theo nhiều fan nhận đinh, những cảnh này trong manga đã rất hay rồi nhưng khi chuyển thể thành anime chúng còn xuất sắc hơn nữa.