Giải mã những võ công "khủng khiếp" nhất trong truyện kiếm hiệp

Đô Đô  - Theo Trí Thức Trẻ | 25/09/2016 11:00 AM

Cửu Dương Thần Công
02/03/2015 NCB: Trung Quốc NPH:

Giữa rất nhiều những bí kíp võ công được miêu tả chân thực trong truyện, đâu là những bí kíp “bá đạo” bậc nhất mà bất cứ độc giả nào cũng không thể không nhắc đến?

Nhắc tới tiểu thuyết võ hiệp người ta không thể bỏ qua tác giả Kim Dung. Ông là "cha đẻ" của nhiều cuốn tiểu thuyết đình đám như Anh Hùng Xạ Điêu, Tuyết Sơn Phi Hồ, Thiên Long Bát Bộ, Hiệp Khách Hành, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lộc Đỉnh Ký. Sự nổi tiếng của những bộ truyện đó khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất Trung Quốc.

Có thể nói cái hay trong truyện của Kim Dung, chính là mang toàn bộ thế giới võ lâm rộng lớn, với các bộ bí kíp môn phái đa dạng gói gọn vào trong từng trang chữ. Con chữ thì tĩnh mà cả thế giới bên trong đều biến chuyển không ngừng. Giữa rất nhiều những bí kíp võ công được miêu tả chân thực trong truyện, đâu là những bí kíp “bá đạo” bậc nhất mà bất cứ độc giả nào cũng không thể không nhắc đến?

1. Lục mạch thần kiếm

Đây là tên một loại tuyệt kỹ võ công, sử dụng kiếm khí (vô hình) để sát thương đối thủ, nó được xem là môn võ công mạnh nhất nhưng không ai luyện được (kể cả 6 cao tăng đắc đạo Thiên Long tự) cho đến khi Đoàn Dự - một chàng trai hào hoa, phong nhã, vốn ghét việc luyện võ công - vô tình luyện thành công và là người duy nhất có thể sử dụng trọn vẹn cả 6 mạch kiếm khí.

Đoàn Dự dùng Lục Mạch Thần Kiếm giao đấu với Đại sư Thổ Phồn

Bộ thần kiếm này được sánh ngang với Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm Tự nên nó thu hút các võ lâm cao thủ chiếm đoạt và tiêu biểu nhất là Đại Luân Minh Vương Cưu Ma Trí. Về chiêu thức, Lục mạch thần kiếm không phải là một kiếm thuật mà là loại kiếm khí. Trong Thiên long bát bộ, Lục Mạch Thần Kiếm được tu luyện dựa trên cách vận hành khí tâm pháp yếu chỉ riêng rồi dùng Nhất Dương Chỉ phát triển thành kiếm khí.

2. Càn Khôn Đại Na Di

Càn Khôn Đại Na Di là bộ võ công tâm pháp thất truyền của Minh giáo nơi Tây Vực, sử dụng để di chuyển nội lực trong cơ thể đồng thời giảm sát thương của các chiêu thức do kẻ địch gây ra hoặc ném trả chiêu thức lại cho kẻ thù hoặc qua kẻ khác. Tất cả có 7 tầng (cấp độ), theo Kim Dung viết thì người có tư chất cao thì sẽ mất 7 năm để luyện tầng 1, còn người có tư chất thấp thì là 14 năm.

Trương Vô Kỵ dùng Càn Khôn Đại Na Di

Giáo chủ Minh Giáo đời thứ 33 là Dương Đỉnh Thiên đang luyện Càn khôn đại na di đến tầng thứ 4 thì bị tẩu hỏa nhập ma do Thành Côn cùng phu nhân của ông ta gây nên, dẫn đến cái chết. Dương Tả Sứ (Dương Tiêu) là sứ giả của Minh Giáo, cũng chỉ luyện đến tầng thứ 2.

Giáo chủ Minh Giáo đời thứ 34 Trương Vô Kị trong một lần tình cờ đang đuổi theo Thành Côn đã tìm ra bí kíp võ học này. Nhờ có Cửu Dương Thần Công thâm hậu nên đã tu luyên đến tầng thứ 6 chỉ trong 1 đêm (người thường phải mất đến gần 20 năm mới tu luyện thành công, ngay cả người sáng lập ra Minh Giáo cũng chỉ luyện đến tầng thứ 6 trong 5 năm). Sau này nhờ đoạt được Thánh Hỏa Lệnh nên chàng học được tầng thứ 7 của Càn Khôn Đại Na Di tâm pháp uy trấn giang hồ.

3. Ngọc Nữ Tâm Kinh

Ngọc Nữ Tâm Kinh là môn võ công lợi hại nhất của phái Cổ Mộ, do tổ sư bà bà Lâm Triều Anh sáng tạo ra. Ngọc Nữ Tâm Kinh muốn luyện thành phải trải qua 3 giai đoạn: Thứ nhất phải luyện hết võ công của Toàn Chân Giáo. Thứ hai phải luyện hết võ công của phái Cổ Mộ. Thứ ba mới luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh (khi luyện tập phải có người cùng luyện và phải cởi bỏ quần áo trong lúc luyện công. Ly do là vì lúc luyện tập, khí nóng trong cơ thể phát ra nếu có quần áo, khí nóng sẽ chạy ngược vào thể nội. Nhẹ thì tẩu hoả nhâp ma, nặng thì chết ngay tức khắc). Lúc luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh chia ra Âm Tiến và Dương Thoái, luyện Dương Thoái thì có thể ngừng lại nghỉ nhưng Âm Tiến thì phải liên tục không được đứt quãng nếu không tẩu hoả nhập ma chân khí chạy ngược vào lục phủ ngũ tạng.

Dương Quá và Tiểu Long Nữ luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh

Khi luyện thành sẽ có một nội lực thâm hậu, Ngọc Nữ Tâm Kinh đa phần là kiếm pháp, mặc dù nó khắc chế võ công của Toàn Chân Giáo, nhưng lại vừa có thể phối hợp với võ công của Toàn Chân Giáo. Nguyên do là Lâm Triều Anh mặc dù oán hận Vương Trùng Dương nhưng vẫn không quên tình xưa nên đã sáng tạo ra môn võ công dành cho đôi tình lữ. Người nam dùng Toàn Chân Kiếm Pháp phối hợp với nữ sử dụng Ngọc Nữ Kiếm Pháp trở thành Ngọc Nữ Tố Tâm Kiếm Pháp, hai người kề vai sát chiến, bảo vệ lẫn nhau, vô cùng lợi hại.

4. Quỳ Hoa Bảo Điển

Quỳ Hoa Bảo Điển là bí kíp võ thuật thượng thặng trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Bí kíp này có chung một nguồn gốc với Tịch Tà Kiếm Pháp do hai vợ chồng tiền nhân viết ra trong quá khứ với Quỳ là tên người chồng, Hoa là tên người vợ. Để luyện được bí kíp lợi hại này, người luyện phải “dẫn đao tự cung” để tránh lúc luyện nhỡ “hỏa dục” bốc lên mà tẩu hỏa nhập ma.

Đông Phương Bất Bại đấu Nhậm Ngã Hành, Lệnh Hồ Xung, Nhậm Doanh Doanh

Người xưng bá với bộ bí kíp này chỉ có thể là Đông Phương Bất Bại. Đông Phương Bất Bại dành cả đời tu luyện Quỳ Hoa Bảo Điển nên có võ công phi phàm, không bị thất bại dưới Độc Cô Cửu Kiếm của Lệnh Hồ Xung, trái lại còn làm cho bốn người là Nhậm Ngã Hành, Lệnh Hồ Xung, Nhậm Doanh Doanh và Hướng Vấn Thiên bị thương bằng kim thêu, cuối cùng chỉ chịu thất bại khi Nhậm Doanh Doanh khống chế Dương Liên Đình và khiến cho Đông Phương Bất Bại mất tập trung. Đúng là xưa nay anh hùng cái thế không bao giờ qua được ải ái tình.

5. Nhất Dương Chỉ

Nhất Dương Chỉ do Thái Tổ Thần Thánh Văn Vũ Hoàng Đế Đoàn Tư Bình - vị vua đầu tiên của vương quốc Đại Lý sáng tạo ra cùng với Lục Mạch Thần Kiếm. Đây được xem như là 2 võ công tuyệt kỹ của Đại Lý Đoàn Gia. Nhất Dương Chỉ là bộ chỉ pháp được truyền dạy trong hoàng tộc Đại Lý, còn Lục Mạch thần kiếm thì chỉ có những đệ tử của Thiên Long tự mới được truyền dạy.

Nhất Dương Chỉ của Đoàn thị thử tài Kim Luân Pháp Vương

Nhất Dương Chỉ là yếu chỉ điểm huyệt dùng ngón tay xuất chỉ khí gây sát thương. Người sử dụng Nhất Dương Chỉ dồn nội lực vào ngón tay trỏ rồi bắn chỉ lực, tuy phạm vi tấn công nhỏ nhưng lực sát thương vô cùng cao. Nếu bị điểm huyệt bằng Nhất Dương Chỉ thì phải dùng chính Nhất Dương Chỉ để giải huyệt. Ngoài ra, Nhất Dương Chỉ còn có thể khắc chế được Cáp Mô Công của Tây Độc Âu Dương Phong.

6. Cửu Dương Thần Công

Cửu Dương Thần Công là pho sách võ thuật chỉ dẫn cách luyện nội công xuất hiện trong tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Trung Quốc Kim Dung, được phát hiện bởi Giác Viễn Thiền Sư - một người gác Tàng Kinh Các trong Thiếu Lâm tự, được kẹp bên trong Lăng Già Kinh. Có nhiều người học được một phần hoặc toàn phần của bí kíp, nhưng chỉ có Giác Viễn và sau này là Trương Vô Kỵ học được toàn vẹn Cửu Dương Thần Công nguyên bản.

Trương Vô Kỵ dùng Cửu Dương Thần Công tiếp chưởng Diệt Tuyệt Sư Thái

Theo mô tả của Kim Dung, nếu như Cửu Âm chân kinh là sách dạy các chiêu số võ công để thắng địch thì Cửu Dương Thần Công lại là bộ sách tu luyện nội công và bảo vệ thân thể. Khi luyện thành, trong mình người học sẽ có nội công Cửu Dương Thần Công mang tính Dương (nóng). Cửu Dương Thần Công có thể hóa giải sự tấn công của các nguồn lực khác, đồng thời phản kích lại tỉ lệ thuận với độ mạnh của lực tấn công bên ngoài. Vì thế, Trương Vô Kỵ luôn được sự bảo vệ của Cửu Dương Thần Công và không bị bất kỳ một nguồn nội lực hay độc tính nào xâm phạm. Ngoài Trương Vô Kỵ, Giác Viễn, Trương Quân Bảo, Quách Tương, Vô Sắc, còn có Không Kiến thần tăng của Thiếu Lâm cũng là cao thủ về Cửu Dương thần công.


Cửu Dương Thần Công và sức mạnh của môn phái Võ Đang

Cửu Dương Thần Công và sức mạnh của môn phái Võ Đang

Trong tựa game mobile Cửu Dương Thần Công, bộ bí kíp này cũng được nhắc tới như là chìa khóa để hóa giải phân tranh giữa các thế lực giang hồ. Nhưng đến khi có người đạt được bí kíp này, liệu rằng đó sẽ là một cao thủ anh minh xuất chúng hay một kẻ không biết tự lượng sức, tự hại chết bản thân? Hãy bấm vào Đây để cùng tranh đoạt bộ bí kíp thần sầu này.

Kết

Thế giới võ lâm bao la rộng lớn, ngoài những loại võ công được kể trên đây, còn rất nhiều những tuyệt mỹ võ công thần sầu khác được mô tả qua những trang văn của Kim Dung. Mỗi loại võ công lại làm nên nét đặc trưng của từng môn phái cùng những sự tranh đoạt xung quanh chúng. Liệu đâu là thứ võ công lợi hại nhất? Câu hỏi ấy đến nay âu vẫn chưa có bất kỳ câu trả lời thích đáng nào.