Giải mã bí mật đằng sau tên gọi của những tựa game nổi tiếng trong lịch sử (p2)

Real Madrid  - Theo Helino | 04/05/2019 11:50 PM

Có rất nhiều game có những cái tên khó hiểu và dường như chẳng ăn nhập gì với nội dung cả, nhưng vì quá quen thuộc, nên đôi khi chúng ta cũng chẳng để tâm tới điều đó.

Killzone

Giải mã bí mật đằng sau tên gọi của những tựa game nổi tiếng trong lịch sử (p2) - Ảnh 1.

"Kill Zone" hay "Killing Zone" là một thuật ngữ quân sự, dùng để ám chỉ một khu vực trên chiến trường cần phải bị tập trung hỏa lực để gây sát thương một cách lớn nhất có thể. Những công sự phòng ngự sau đó sẽ được xây dựng xung quanh khu vực này.

Splinter Cell

Giải mã bí mật đằng sau tên gọi của những tựa game nổi tiếng trong lịch sử (p2) - Ảnh 2.

"Splinter" trong tiếng Anh ám chỉ một nhóm nhỏ, một bộ phận tách ra từ một tổ chức lớn hơn để hướng đến những mục tiêu riêng. Còn "Cell" có nghĩa là một kết cấu vững chắc, hay một nhóm người theo đuổi những hành động mang tính chính trị nào đó. Ngoài ra, trong tiếng Latin "Cell" còn có nghĩa là che giấu, ẩn núp.

Điều thú vị ở đây là ở tựa game đầu của series, nhà phát triển dùng tựa đề để chỉ tổ chức khủng bố phản diện trong game; còn ở những tựa game sau, thuật ngữ " Splinter Cell " lại được dùng để chỉ chàng điệp viên nhân vật chính của series. Thật khó hiểu phải không? Trùng hợp thay, sự mù mờ về bạn và địch này cũng khá giống với chính sách ngoại giao của nước Mỹ hiện nay.Kill Zone có thể được khoanh vùng một cách rõ ràng, như trận đánh lịch sử trên bở biển Normandy, hoặc cũng có thể một khu vực không thể xác định một cách chắc chắn, như những trận phục kích. Trong game Killzone có rất nhiều những trận đánh như vậy, trong đó người chơi có thể ở cả 2 phía, tấn công hoặc phòng ngự.

Resident Evil

Giải mã bí mật đằng sau tên gọi của những tựa game nổi tiếng trong lịch sử (p2) - Ảnh 3.

Bạn có thể nghĩ rằng cái tên khó hiểu này được dịch từ một từ nào đó của tiếng Nhật, nhưng thực ra không phải vậy. Tựa game này vốn đã có một cái tên tiếng Anh của riêng mình khi được phát hành tại Nhật: "Biohazard" (thảm họa sinh học). Capcom định giữ nguyên khi phát hành game tại các nước phương Tây, thế nhưng đáng tiếc thay, cái tên này đã bị đăng kí bản quyền từ trước bởi một tựa game trên... DOS chẳng được mấy ai biết đến.

Vì vậy, Capcom US buộc phải tìm một sự thay thế khác. Hãng này đã tổ chức một cuộc thi nội bộ để chọn ra ứng cử viên sáng giá nhất. Một nhân viên đã đưa ra cái tên " Resident Evil ", lấy ý tưởng từ tựa game phát hành năm 1989 trên NES – Sweet Home. Đây là một tựa game kinh dị và cha đẻ của dòng Resident Evil, họa sĩ Shinji Mikami, cũng lấy ý tưởng từ chính tựa game này. Sweet Home là một game lấy bối cảnh trong một căn nhà có tấm biển báo "Welcome to the home of residing evil" ở cổng, ám chỉ những cư dân khủng khiếp "sống" bên trong căn nhà này.

Pac-Man

Giải mã bí mật đằng sau tên gọi của những tựa game nổi tiếng trong lịch sử (p2) - Ảnh 4.

Những ai đã xem bộ phim Scott Pilgrim vs. The World đều có thể biết rằng game Pac-Man xuất hiện lần đầu tiên dưới một cái tên hoàn toàn khác – "Puck-Man", nhằm ám chỉ nhân vật chính tinh nghịch tròn như quả bóng của game (puck là tên của loại bóng dùng trong môn khúc côn cầu). Tựa game nguyên thủy này đã chịu nhiều ảnh hưởng mới trở thành như bây giờ, bao gồm hình dành của một chiếc pizza bị khuyết một miếng, từ tiếng Nhật "paku" – một từ tượng thanh mô tả tiếng nhai khi ăn - và từ "miệng" trong tiếng Nhật, "kuchi".

Nhà phát hành ở các nước phương Tây của tựa game này – Midway – sau đó đã phải đổi lại cái tựa ở trên vì sợ những kẻ phá hoại sẽ xóa bỏ 1 phần chữ ‘P’ để tạo thành chữ ‘F’. Một lý do khá buồn cười nhưng cũng rất hợp lý.

Final Fantasy

Giải mã bí mật đằng sau tên gọi của những tựa game nổi tiếng trong lịch sử (p2) - Ảnh 5.

Phát triển game là một ngành công nghiệp có khá nhiều sức ép. Ít ai biết được rằng, tựa game Final Fantasy – có nghĩa là giấc mơ cuối cùng – được đặt cho series này bởi vì tình trạng tài chính tồi tệ của Squaresoft lúc bấy giờ. Hãng này biết Final Fantasy có thể sẽ là ván bài cuối cùng trước khi hãng chính thức bị phá sản.

May thay, đứa con tinh thần này đã không làm Squaresoft phải thất vọng, và thành công của game đã giúp ổn định tài chính của công ty. Bí mật này được Nobuo Uematsu – nhạc sĩ soạn nhạc của Final Fantasy – tiết lộ. Giám đốc của Squaresoft, ông Hironobu Sakaguchi, đã giấu nhẹm về khoảng thời gian khủng hoảng của hãng, và giải thích cái tựa bằng những lí do mang tính cá nhân, ví dụ như sẽ quay lại trường đại học nếu như game thất bại.

BioShock

Giải mã bí mật đằng sau tên gọi của những tựa game nổi tiếng trong lịch sử (p2) - Ảnh 6.

Theo những tài liệu được Irrational Games công bố thì theo kế hoạch ban đầu, BioShock là một tựa game lấy ý tưởng từ The Island of Dr. Moreau, một cuốn tiểu thuyết về một giáo phái gồm những nhà khoa học muốn tạo nên những sinh vật lai từ con người và động vật. Người chơi sẽ được trải nghiệm kết quả của những cuộc thí nghiệm điên khùng này, chiến đấu với những sinh vật khủng khiếp và khám phá những âm mưu đen tối. Ngoài ra, người chơi sau đó còn có thể tiếp nhận DNA của động vật và nhận được những khả năng đặc biệt theo ý muốn.

Kết hợp như vậy, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng sốc sinh học (biological shock), và đây cũng chính là khởi nguồn cái tựa của game. Từ "shock" được lựa chọn cũng là một sự tưởng nhớ đến tựa game trước của hãng, System Shock 2. Tất nhiên, ý tưởng về những biến dị sinh học vẫn được giữ lại trong sản phẩm cuối cùng, mặc dù nội dung của game có hơi thay đổi chút ít so với ban đầu.