Gay gắt và 'dị ứng với game', Shark Liên khiến cộng đồng game thủ Việt tự ái

Tâm Sự Game Thủ  - Theo Helino | 09/08/2019 11:39 AM

Cái gì cũng có 2 mặt, trong khi các nước như Hàn Quốc hay Malaysia... đang coi eSports là trọng điểm thì mới đây một start-up Thể Thao Điện Tử Việt lại bị 'dìm hàng'.

Mới đây, một chủ đề được đưa ra bàn luận sôi nổi trong cộng đồng game thủ Việt là khi một startup về eSports xuất hiện trong chương trình Thương Vụ Bạc Tỷ (VTV3).

Divine E-sports là một startup đã hoạt động được 4 năm. Các hoạt động chính bao gồm: phân phối game & các sản phẩm, đạo tạo & quản lý game thủ, tổ chức sự kiện & các giải đấu. Đội tuyển Divine E-sports đã từng vô địch PUBG Đông Nam Á 2019, Giải đấu PlayerUnknown’s Battlegrounds PewPew Championship, JIB PUBG Southeast Asia Championship 2018.

Hai Founder là Đăng Công & Thu Đông đã dẫn lời một bài báo trên VTV có tên "Ngành công nghiệp game: Từ đứa con hoang thành đế chế tỷ đô" để cho thấy tiềm năng của ngành eSports. Ngoài ra, hai founder cũng cho rằng đây không phải đơn giản là một dự án kinh doanh mà còn là sự giáo dục giới trẻ chơi game văn minh và đúng cách. Divine muốn đào tạo các game thủ một cách bài bản và có tổ chức cũng như xây dựng một hệ sinh thái cho những người yêu mến các bộ môn Thể Thao Điện Tử.

Gay gắt và dị ứng với game, Shark Liên khiến cộng đồng game thủ Việt tự ái - Ảnh 1.

Divine eSports thuyết trình về dự án của mình, kêu gọi vốn đầu tư.

Tuy nhiên, một số thông tin đã dần được hé lộ qua các hỏi của các Sharks. Công ty có đến 500.000 khách hàng, nhưng chủ yếu đến từ hoạt động phân phối game bản quyền. Cụ thể, hoạt động này chiếm đến 83 tỷ đồng trong tổng doanh số 84 tỷ đồng năm vừa qua. Như vậy các hoạt động khác chiếm tỷ trọng rất thấp. 

Là một "cá mập" công nghệ Shark Dũng bày tỏ sự e ngại về vấn đề phát hành game và sự cạnh tranh từ các đối thủ sừng sỏ. Các shark khác quan tâm nhiều hơn đến mô hình giáo dục trong trường đào tạo. Liệu tính giáo dục đến từ chính game hay từ hoạt động quản lý, kiểm soát, cách thức tổ chức của trường đào tạo?

Thậm chí Shark Liên thẳng thắn: "Tôi cực ghét chơi game và ai mà nướng thời gian trên màn hình là tôi không thích. Bất kể là ai mà tôi nhìn thấy là tôi khó chịu rồi". Cô cũng khẳng định mình "dị ứng" với game nên quyết định không đầu tư. Lần lượt các shark đều từ chối với lý do tương tự như shark Liên.

Gay gắt và dị ứng với game, Shark Liên khiến cộng đồng game thủ Việt tự ái - Ảnh 2.

Shark Liên khá dị ứng với những người chơi game.

Ngay sau khi chương trình lên sóng, màn gọi vốn của Divine Corp và quyết định từ chối đầu tư của các Shark gây ra không ít những tranh cãi trái chiều từ phía khán giả. Người cho rằng dự án của Divine thất bại vì chưa đủ sức thuyết phục và không có gì mới mẻ. Người thì lại cho rằng các shark chưa hiểu rõ nhiều về game nên dẫn đến tư tưởng bảo thủ, định kiến nặng nề về các trò chơi điện tử. 

Đặc biệt trong đó, những lời nhận xét có phần gay gắt của shark Liên về những người chơi game khiến cho không ít anh em phải "tự ái" khi thấy mình bị động chạm.

Gay gắt và dị ứng với game, Shark Liên khiến cộng đồng game thủ Việt tự ái - Ảnh 3.

Ở Việt Nam vẫn chưa nhiều ví dụ thuyết phục về thành công của eSport

Gay gắt và dị ứng với game, Shark Liên khiến cộng đồng game thủ Việt tự ái - Ảnh 4.

Tuy nhiên cũng có thể hiểu được quan điểm của Shark Liên, khi bạn bỏ quá nhiều thời gian và sức khỏe vào game thì khó lòng làm được những việc khác.

Gay gắt và dị ứng với game, Shark Liên khiến cộng đồng game thủ Việt tự ái - Ảnh 5.
Gay gắt và dị ứng với game, Shark Liên khiến cộng đồng game thủ Việt tự ái - Ảnh 6.

Hiện vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều về việc này. Tuy nhiên xét một cách toàn diện, eSports VN dù đã hình thành hơn 20 năm nhưng vẫn theo kiểu tự phát và nhỏ lẻ, xuất phát từ chính đam mê của vận động viên.

Chính vì thế, cần có chiến lược đầu tư lâu dài, sàng lọc và đào tạo một cách bài bản. Từ đó eSports mới có cơ hội để bay cao bay xa trong tương lai. Việc này không thể hoàn thiện một sớm một chiều, nên anh em game thủ chỉ có thể chờ đợi mà thôi...