Tản nhiệt nước chia làm nhiều trường phái,nhưng phổ biến nhất là 2 trường phái - đó là tube cứng và tube mềm (Tube là ống ) .Trong đó mỗi loại đều có những ưu nhược điểm khác nhau và hôm nay chúng ta sẽ so sánh giữa hai loại tube này như sau:
Trong một hệ thống tản nhiệt nước sẽ có một quy trình bắt buộc cơ bản như sau : Nước được đẩy nhờ Pumb(máy bơm) từ Tank ( bình nước ) đến nơi làm mát CPU ( Block) rồi đi qua RADIATOR ( két nước -hệ thống tản nhiệt giống tủ lạnh,điều hòa). Và quan trọng nhất giữa các phần đó luân chuyển với nhau nhờ Tube.
TUBE là phần để nối giữa các thiết bị trong hệ thống tản nhiệt nước (WC)đây là mạch máu của hệ thống để nước vận chuyển từ bơm tới các phần của hệ thống tản nhiệt nước và nó cũng chính là thành phần mang lại mặt thẩm mĩ chính cho hệ thống wc.
TUBE mềm
Đối với những người bắt đầu công cuộc chơi WC thì thường sẽ nghĩ ngay đến tube mềm bởi sự dễ dàng khi lắp đặt, và tính kinh tế khi cần 1 bộ wc với giá rẻ nhất có thể. tube mềm đem lại cho chúng ta khá nhiều sự tiện lợi như:
- Rất dễ trong việc đo cắt
- Dễ đi những phần cua
- Tháo nước khỏi hệ thống dễ dàng
- Không đòi hỏi những công cụ (tool) chuyên dụng cũng có thể làm được 1 dàn tube mềm
Song tube mềm cũng có nhiều hạn chế như :
- Mặt thẩm mĩ, để đi đc 1 dàn tube mềm đẹp cần phải có sự hỗ trợ của khá nhiều fitting cua góc 45 90 độ nhằm tránh cho tube ko bị gập quá nhiều dẫn đến tắc đường ống như vậy bạn sẽ phải tốn thêm 1 khoản không nhỏ cho các fitting góc này
- Sử dụng ống mềm sau 1 thời gian sẽ có hiện tượng bám trắng, ố các phần đầu ống với fitting cần được cắt bỏ phần hết khả năng đàn hồi sau 1 thời gian dài sử dụng không phù hợp với những đường nước dài và cần thẳng.
TUBE Cứng
Trái với tube mềm là tube cứng loại tube thường đc dùng trong những hệ thống WC khủng long. cái tên nói lên tất cả chất liệu tạo thành là acrylic hay còn gọi là mica. Tube cứng là những ống mica thẳng vậy câu hỏi là làm thế nào để nối các thiết bị bằng tube cứng trong khi đường đi không hề thẳng!
Đối với tube cứng cách chơi được chia làm 2 dạng:
Uốn ống và đi ống thẳng.
Về mặt uốn ống: Tube cứng sẽ được uống bằng cách sử dụng súng nhiệt làm mềm mica sau đó được uốn theo góc cần thiết. Thay vì dùng kéo để cắt phần thừa thì tube cứng phải dùng cưa tay để cắt. Chưa hết sau đó chúng ta còn cần mài vát cạnh đầu của tube để đưa được vào trong các đầu khớp nối ( fitting hard tube). Đối với người chơi uốn ống đây là công việc chiếm nhiều thời gian nhất và cũng rất vất vả, tốn kém bởi chỉ cần thiếu vài milimet là công sức uốn cưa mài sẽ tan thành mây khói đặc biệt là phải bỏ cả đoạn tube cứng đi. Việc gắn 2 đầu ống vào khớp nối ( fit ) cũng rất khó khăn khi 2 đầu cố định
Phần đi ống thẳng thì dễ dàng hơn khi chỉ cần cắt ống thành những đoạn theo yêu cầu và sử dụng rất rất nhiều các loại addapter nhằm làm cho đường đi giữa 2 thiết bị thành 1 đường thẳng. Đây là 1 trường phái lấy tiền đè người khi để đi được 1 đoạn cua 90 độ giữa 2 thiết bị cần đến 4 fiting hard tube cùng 1 adapter 90 độ, trong khi 1 hệ thống uống ống giữa 2 thiết bị chỉ cần 2 fitting. Nôm na là khi này bạn sẽ đi nhiều đường song song vát thẳng đẹp nhưng đồng nghĩa với giá tiền đội lên rất cao.
Tube cứng đem lại cho hệ thống sự chuyên nghiệp, đẳng cấp, nhưng bù lại thời gian công sức bỏ ra lớn hơn rất nhiều so với tube mềm như:
- Các đường ống rất đẹp
- Hệ thống gọn gàng chắc chắn
- Dễ dàng đặt các thiết bị ở giữa đoạn ống
- Thích hợp với những đoạn cần đi ống dài
Nhưng cái gì cũng có hai mặt,ưu điểm cũng sẽ có những nhược điểm:
- Đầu tiên là sự khó khăn trong quá trình xử lí ống
- Cần nhiều tool cho việc đi ống
- Quá trình uốn ống khá phức tạp và rủi do cao
- Nếu sử dụng cách đi ống thẳng số tiền bỏ ra rất lớn.
>> Tản nhiệt máy tính siêu độc từ... miếng rửa bát