- Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 14/04/2014 01:00 PM
Cùng với R7 265, chiếc card đồ họa R9 270 của AMD cũng được đánh giá cao ở phân khúc trung cấp. Cách đây không lâu, chúng tôi đã có bài đánh giá chi tiết Sapphire R7 265 Dual-X – card đồ họa tương đối hài hòa trên mọi phương diện. Hôm nay chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu đến độc giả R9 270 Dual-X – phát súng khai cuộc của Sapphire trong cuộc đua R7 265 và R9 270 từ các hãng.
Nói thêm một chút về Sapphire: đây là một thương hiệu cực ngon chuyên sản xuất card đồ họa AMD. Hãng luôn khiến người dùng phải ấn tượng và trầm trồ về thiết kế của sản phẩm. Tuy nhiên do chưa tìm được nhà phân phối thích hợp nên thương hiệu này vẫn ba chìm bảy nổi ở thị trường trong nước. Trong lần trở lại lần này, Sapphire được phân phối bởi AMC với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà bán lẻ Hanoi Computer – cái tên đã quá quen thuộc với người dùng miền Bắc.
Sapphire R9 270 Dual-X
Cùng là dòng sản phẩm Dual-X nên vỏ hộp của R9 270 Dual-X tương đối giống với của R7 265 Dual-X, chỉ khác là dài hơn một chút. Hình robot trên hộp nhìn ngoài đời rất ngầu và đẹp nhưng do hơi bóng một chút nên lên ảnh bị phản chiếu ánh sáng, bị xấu đi một chút.
Card được bọc trong ni-lông rất dày để chống va đập và một lớp đệm bằng nhựa cứng nữa. Vỏ hộp dài nhưng bên trong card nằm lọt thỏm, còn thừa một khoảng trống lớn.
Hình thức card nhìn rất quen thuộc, giống với chiếc R7 265 Dual-X. Cách phối giữa màu đen và màu ghi xám trên mặt nạ vừa giữ được chất lì của một sản phẩm gaming, vừa tạo được cảm giác sang trọng cho sản phẩm.
Nước sơn đen nhìn rất mịn, nịnh mắt và tương đối giống với chất liệu kim loại. Nếu không dùng tay sờ thử sẽ khó nhận ra mặt nạ được làm bằng nhựa.
Nước mạch màu nâu đậm ngả đen. Đây là màu board mạch tôi thích nhất, nhìn vừa đẹp vừa sang vừa lì. Các tông xanh da trời, xanh lá cây, nâu sáng… không hợp đối với card đồ họa. Chiều dài board mạch khá hợp lý: đủ dài để card gợi lên vẻ cứng cáp, nhưng không quá dài khiến khối lượng nặng gây áp lực lên khe cắm, đồng thời cũng không làm khó việc lắp đặt và đi dây trong các thùng máy giá rẻ.
Linh kiện được hàn tử tế, board mạch sạch sẽ gọn gàng. Bên cạnh mỗi linh kiện đều có chữ chú thích nên nhìn vào lưng mạch chi chít rất thích mắt, cảm giác mật độ linh kiện rất dày.
Sapphire R9 270 Dual-X chỉ yêu cầu 1 nguồn phụ 6 pin như bản ref của AMD. Theo tôi tìm hiểu thì R9 270 là rename của HD 7870 (2 nguồn phụ 6 pin). Cùng sử dụng 1 GPU nhưng lượng điện cung cấp bị giới hạn đi nhiều, khiến tôi lo ngại khả năng ép xung của sản phẩm sẽ kém hơn người anh em HD 7870.
Sapphire R9 270 Dual-X được trang bị 2 cổng DVI, 1 cổng HDMI và 1 cổng DisplayPort. Với 4 cổng kết nối này, người dùng có thể xuất ra tối đa 3 màn hình cùng lúc rất tiện lợi cho cả chơi game lẫn công việc.
Board mạch nhìn khá quen thuộc. Không chỉ tản nhiệt, R9 270 Dual-X còn sử dụng chung cả thiết kế bo mạch với người anh em R7 265 Dual-X. GPU được trang bị 4 phase điện. Linh kiện chất lượng với DrMos FDMF 6823C và tụ rắn của Nhật.
Tản nhiệt 2 heatpipe lớn, hiệu năng giải nhiệt rất tốt như chúng ta đã biết. Các lá nhôm được gia công tỉ mỉ, thẳng đều tăm tắp. Điểm trừ duy nhất là các heatpipe đều không được mạ niken, theo thời gian chắc chắn sẽ bị ố.
Phụ kiện đi kèm tương đối đầy đủ bao gồm sách hướng dẫn, đĩa driver, cổng chuyển DVI-Dsub, cáp chuyển nguồn Molex – 6 pin và đặc biệt có cả cầu CrossFire nữa.
Bo mạch chủ: ASRock Z77 Extreme4
Bộ xử lý: Intel Core i5-3570K @4.5 GHz
Bộ nhớ trong: 2 x 4 GB Kingston HyperX T1 1866
Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240 GB
Nguồn: 660W
Card đồ họa:
Zotac GTX 750 Ti – 1033/1250 MHz (xung gốc của Nvidia 1020/1250 MHz)
Zotac GTX 750 – 1033/1253 MHz (xung gốc của Nvidia 1020/1250 MHz)
Zotac GTX 660 Synergy – 993/1502 MHz (xung gốc của Nvidia 980/1502 MHz)
Sapphire R7 260X OC – 1050/1500 MHz (xung gốc của AMD 1100/1625 MHz)
Sapphire R7 265 Dual-X – 925/1400 MHz (bằng xung gốc của AMD)
Sapphire R9 270 Dual-X – 945/1400 MHz (xung gốc của AMD 925/1400 MHz)
MSI GTX 760 Gaming – 1020/1502 MHz (xung gốc của Nvidia 980/1502 MHz)
Phân khúc từ 3 đến 4 triệu đồng hiện có 3 mã GPU nổi bật nhất là GTX 660 (Synergy Edition của Zotac), R7 265 (Dual-X của Sapphire) và GTX 750 Ti các mã. Vì thế tôi sẽ chủ yếu so sánh R9 270 với 3 sản phẩm này. Ngoài ra sẽ có thêm 3 card đồ họa khác ở phân khúc trên và dưới là GTX 750, R7 260X và GTX 760. Giá tham khảo các sản phẩm được thử nghiệm trong bài viết:
- Zotac GTX 750: 3.450.000 VNĐ
- Sapphire R7 260X OC: 3.520.000 VNĐ
- Zotac GTX 750 Ti: 3.850.000 VNĐ
- Sapphire R7 265 Dual-X: 4.150.000 VNĐ
- Zotac GTX 660 Synergy: 4.050.000 VNĐ
- Sapphire R7 270 Dual-X: 4.690.000 VNĐ
- MSI GTX 760 Gaming: 6.290.000 NVĐ
Phần mềm và game thử nghiệm
- Nvidia Driver 335.23 WHQL
- AMD Driver Catalyst 14.3 beta 1.0
- 3DMark Vantage: Thiết lập Performance Preset (1280 x 1024)
- 3DMark 11: Thiết lập Performance Preset (1280 x 720)
- 3DMark 2013: Fire Strike
- Batman: Origins (DX 11)
- BioShock Infinite (DX 11)
- Crysis 3 (DX 11)
- Dirt 3 (DX 11)
- Hitman Absolution (DX 11)
- Metro: Last Light (DX 11)
- Sleeping Dogs (DX 11)
- Sniper Elite V2 (DX 11)
- Tomb Raider (DX 11)
3DMark Vantage
Nhiệt độ phòng vào thời điểm này đang là 24 độ C.
Giống như trường hợp của R7 265 Dual-X, các phần mềm ép xung khác chỉ cho phép OC kịch trần là 1050/1500 MHz, riêng mỗi TriXX – phần mềm của Sapphire được phép kéo lên cao nữa. Tuy nhiên R9 270 vốn là HD 7870 rename lại bị cắt giảm từ 2 nguồn phụ 6 pin xuống còn 1 nguồn phụ. Giới hạn về điện năng tiêu thụ là điều hiển nhiên có thể nhìn thấy trước. Vì thế khả năng ép xung của R9 270 Dual-X không cao chỉ lên được 1050/1500 MHz, chưa khai thác được hết tiềm năng của GPU.
Nhiệt độ hoạt động của Sapphire R7 265 Dual-X (nhiệt độ phòng 24 độ C, benchtable):
- Idle: 29 độ C.
- Gaming (Default 945/1400 MHz): 60 độ C; fan 39% ~ 2400 vòng/phút.
- Gaming (@1050/1500 MHz): 63 độ C, fan 44% ~ 2624 vòng/phút.
R7 270 Dual-X sử dụng chung tản nhiệt chiếc R7 265 tôi đã review trong bài viết trước, vì thế độ ồn của 1 sản phẩm này tương đương nhau. Trong suốt thời gian thử nghiệm, tản nhiệt hoạt động hoàn toàn êm ái. Tôi thử tăng tốc độ quạt lên, độ ồn ở 1 số mốc tốc độ như sau:
- 50% ~ 2970 vòng/phút: Có tiếng kêu nhỏ nếu để ý lắng nghe.
- 60% ~ 3400 vòng/phút: Tiếng kêu to hơn, có thể nghe thấy khi đang sử dụng.
- 70% ~ 3770 vòng/phút: Bắt đầu ồn, quạt kêu ào ào ảnh hưởng tới người dùng.
Tổng kết
Như thường lệ, trước khi đưa ra những nhận xét cuối cùng chúng ta hãy nghía qua biểu đồ tương quan hiệu năng đã:
Nếu có lý do gì để người dùng không lựa chọn Sapphire R9 270 Dual-X, đó chỉ có thể là Zotac GTX 660 Synergy. Chiếc card này của Zotac đúng là một đối thủ khó chịu về hiệu năng và p/p trong phân khúc từ dưới 4 triệu cho tới 5 triệu đồng, đặc biệt gần đây giá của nó đã giảm chỉ còn 4.050.000 VNĐ. Tuy nhiên tôi vẫn không đánh giá R9 270 Dual-X thấp hơn GTX 660 Synergy.
Sapphire R9 270 Dual-X đương nhiên ăn đứt Zotac GTX 660 Synergy về mặt hình thức. Nhiệt độ mát hơn cũng là 1 lợi thế, giúp R9 270 Dual-X không yêu cầu một thùng máy thật thông thoáng và lưu thông khí tốt như GTX 660 Synergy. Hiệu năng chiếc card cũng hơn đối thủ một chút. 600 ngàn đồng chênh lệch, đổi lấy hình thức ngon và nhiệt độ mát – tương đối xứng đáng.
Đó là mặt tốt, còn về mặt không tốt có 3 điểm tôi không ưng ý về sản phẩm này. Thứ nhất: việc chỉ có 1 nguồn phụ 6 pin khiến card không khai thác được hết tiềm năng ép xung của GPU Pitcairn (HD 7870), và có lẽ cũng chính giới hạn về điện khiến hiệu năng sau ép xung tăng lên rất ít. Thứ hai: các ống heatpipe không được mạ niken, sẽ xỉn màu theo thời gian làm giảm hình thức của card. Thứ ba: chế độ bảo hành của Sapphire chỉ kéo dài 2 năm – thấp hơn các hãng khác như MSI, Asus, Gigabyte…
Sapphire R9 270 Dual-X hiện có giá 4.690.000 VNĐ.
- Hình thức đẹp.
- Hiệu năng và p/p tốt trong tầm giá.
- Board mạch ngon, linh kiện chất lượng.
- Tản nhiệt hiệu quả.
Nhược:
- 1 nguồn phụ 6 pin không khai thác được tiềm năng ép xung của GPU.
- Không mạ niken các ống dẫn nhiệt.
- Bảo hành 2 năm.
Giá tham khảo một số sản phẩm khác trong tầm giá lân cận (theo báo giá của Hanoi Computer):
- Zotac GTX 750: 3.450.000 VNĐ
- Sapphire R7 260X OC: 3.520.000 VNĐ
- MSI R7 260X OC: 3.850.000 VNĐ
- Zotac GTX 750 Ti: 3.850.000 VNĐ
- MSI GTX 750 Ti Gaming: 3.980.000 VNĐ
- Asus GTX 750 Ti PH: 4.150.000 VNĐ
- Asus GTX 750 Ti OC: 4.550.000 VNĐ
- Zotac GTX 660 Synergy: 4.050.000 VNĐ
- MSI GTX 660 Gaming: 5.300.000 VNĐ
- Asus GTX 660 DC2: 5.750.000 VNĐ
Xin cám ơn Hanoi Computer đã hỗ trợ sản phẩm cho bài viết.