Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 11/03/2014 0:00 AM

Hiệu năng và p/p không có gì nổi trội hơn thế hệ trước nhưng card đồ họa Zotac GTX 750 ghi điểm nhờ yếu tố không nguồn phụ cùng điện năng tiêu thụ thấp.

GTX 750 và GTX 750 Ti là 2 card đồ họa đầu tiên dùng GPU kiến trúc mới Maxwell của Nvidia. Ngay từ trước khi ra mắt, Nvidia đã hé lộ rằng hiệu năng 2 sản phẩm này sẽ không tạo đột phá như người dùng mong chờ, khiến nhiều người tỏ ra không mấy hứng thú. Tuy nhiên sau Nvidia NPC 2014, mọi con mắt lại đổ dồn vào 2 chiếc card mới bởi điện năng tiêu thụ thấp đến mức ngạc nhiên, tạo nên đột phá hiệu năng lớn nhất từ trước đến giờ trong số các VGA không nguồn phụ.


Hôm nay GenK xin giới thiệu đến độc giả sản phẩm Zotac GTX 750, còn GTX 750 Ti chúng tôi sẽ thực hiện đánh giá chi tiết trong 1 tuần nữa. Sản phẩm hiện đang được yết giá 3.450.000 VNĐ (theo Công ty Máy tính An Phát).


Zotac GTX 750


Sản phẩm vẫn sử dụng vỏ hộp truyền thống nhìn-là-biết-ngay của Zotac. Ngay cả đối với các card đồ họa cao cấp như GTX 780 Ti họ cũng không cầu kì kiểu cách về bao bì mà vẫn sử dụng vỏ hộp y hệt như thế này. Đây là nét rất riêng của Zotac.


Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 1
  

Phụ kiện đi theo card chỉ gồm sách hướng dẫn, đĩa driver và 1 cổng chuyển DVI-Dsub. Phụ kiện có vẻ chưa đầy đủ bởi card được trang bị 2 cổng DVI và 1 cổng mini HDMI nhưng không có cổng chuyển mini HDMI – HDMI đi kèm trong box. Người dùng cần sử dụng giao tiếp HDMI sẽ phải mua thêm cổng chuyển này.


Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 2
  

Thiết kế hết sức quen thuộc của dòng card đồ họa phổ thông Zotac với tản nhiệt 1 quạt. Board mạch nhìn khá ngắn. Nhìn vào chân cắm PCIe x16 có thể thấy Zotac đã thu gọn chiều dài card đến mức tối thiểu. Thiết kế này có nhược điểm kém đẹp mắt nhưng bù lại chi phí sản xuất giảm dẫn đến giá thành giảm, đồng thời không chắn luồng khí lưu thông trong các thùng máy phổ thông bí bách.


Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 3
  
Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 4
  
Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 5
  
Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 6
Một điểm tôi rất thích ở các card đồ họa Zotac
là nước mạch màu đen nhìn cứng cáp khỏe khoắn.

Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 7
Card không yêu cầu nguồn phụ, người dùng chỉ cần trang bị 
bộ nguồn công suất thực 350W là yên tâm sử dụng.

Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 8
Các cổng xuất hình gồm: 2 cổng DVI, 1 cổng mini HDMI.

Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 9
  

Board mạch được rút ngắn tối đa nên linh kiện trên bo xếp rất sít. Xung quanh GPU có 4 miếng đệm đỡ để hạn chế va chạm giữa tản nhiệt với board mạch khi người dùng tháo lắp vệ sinh. 4 miếng đỡ này còn có tác dụng ngăn bo mạch bị cong vênh trường hợp siết ốc quá chặt.


Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 10
  
Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 11
Zotac GTX 750 được trang bị 3 phase điện – quá đủ cho 1 GPU không nguồn phụ. 
Mỗi phase được điều khiển bởi 2 mosfet trở kháng thấp.

Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 12
4 chip nhớ Skhynix dung lượng 256 MB tạo thành bộ nhớ 1 GB cho chiếc card.

Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 13
Tản nhiệt nhôm khối, không có heatpipe đồng.

Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 14
Card được ép xung nhẹ lên 1033/1253 MHz.

Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 15
Card rất ngắn nên gắn vào Main vẫn còn thừa một khoảng
dù rằng Main ASRock Z77 Extreme4 chưa phải full size ATX.

Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 16
Cấu hình thử nghiệm

Bo mạch chủ: ASRock Z77 Extreme4

Bộ xử lý: Intel Core i5-3570K @4.5 GHz

Bộ nhớ trong: 2 x 4 GB Kingston HyperX T1 1866

Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240 GB

Nguồn: 660W


Card đồ họa:

Zotac GTX 650 Synergy – 1059/1250 MHz (xung gốc của Nvidia 1058/1250 MHz)

Zotac GTX 650 Ti – 941/1350 MHz (xung gốc của Nvidia 925/1350 MHz)

Zotac GTX 750 – 1033/1253 MHz (xung gốc của Nvidia 1020/1250 MHz)

Zotac GTX 660 Synergy – 993/1502 MHz (xung gốc của Nvidia 980/1502 MHz)

Gigabyte HD 7750 OC – 880/1125 MHz (xung gốc của AMD 800/1125 MHz)

Asus HD 7790 Direct CU II OC– 1075/1600 MHz (xung gốc của AMD 1000/1500 MHz)


Zotac GTX 750 sẽ được thử sức với các card đồ họa giá từ 2.500.000 đến 4.500.000 VNĐ.


Phần mềm và game thử nghiệm


- Nvidia Driver 334.89 WHQL

- AMD Driver Catalyst 13.9 WHQL

- 3DMark Vantage: Thiết lập Performance Preset (1280 x 1024)

- 3DMark 11: Thiết lập Performance Preset (1280 x 720)

- BioShock Infinite (DX 11)

- Crysis 3 (DX 11)

- Dirt 3 (DX 11)

- Hitman Absolution (DX 11)

- Metro: Last Light (DX 11)

- Sleeping Dogs (DX 11)

- Sniper Elite V2 (DX 11)

- Tomb Raider (DX 11)


3DMark Vantage


Khởi động với phần mềm benchmark quen thuộc. Trong bài test này Zotac GTX 750 được chấm điểm ngang ngửa GTX 650 Ti.


Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 17
3DMark 11

3DMark 11 cũng chấm Zotac GTX 750 và 650 Ti ngang điểm, kém xa GTX 660.


Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 18
BioShock Infinite (DX 11)

Hiệu năng của Zotac GTX 750 trội lên khá nhiều trong game BioShock, dù rằng vẫn kém xa GTX 660.


Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 19
Crysis 3 (DX 11)

Crysis 3 cũng vậy, chiếc card chỉ đứng sau GTX 660.


Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 20
Dirt 3 (DX 11)

Đến game này Zotac GTX 750 lại cho FPS chỉ ngang bằng GTX 650 Ti và kém hơn Asus HD 7790 OC.


Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 21
Hitman Absolution (DX 11)

Hitman Absolution là một game khá ưa AMD nên Zotac GTX 750 tụt lại sau HD 7790. Bù lại có thể thấy điểm số chiếc card trội hẳn so với GTX 650 Ti.


Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 22
Metro: Last Light (DX 11)

Metro là một game rất rất nặng nên tôi chỉ thiết lập Medium cho phép thử này. Dù vậy hình ảnh trong game vẫn rất đẹp. Zotac GTX 750 có thể đáp ứng được game này ở mức Medium. Hiệu năng card nằm giữa GTX 650 Ti và Asus HD 7790 OC.


Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 23
Sleeping Dogs (DX 11)

Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 24
Sniper Elite V2 (DX 11)

Sniper Elite V2, Zotac GTX 750 bỗng dưng cho FPS thấp hơn GTX 650 Ti.


Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 25
Tomb Raider (DX 11)

Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 26
Ép xung - Nhiệt độ - Độ ồn

Thời điểm tôi thực hiện bài test này, nhiệt độ phòng đang là 22 độ C.


Mức xung core cao nhất mà phần mềm cho phép kéo là 1168 MHz và Zotac GTX 750 chạy khá ổn định ở mức này. Tôi thử kéo tiếp xung nhớ lên luôn mức 1500 MHz, card chạy ngon lành. Tôi sẽ lấy mức này để bench hiệu năng sau ép xung.


Nhiệt độ hoạt động của Zotac GTX 750 (nhiệt độ phòng 22 độ C, benchtable):


- Idle: 26 độ C.

- Gaming (Default 941/1350 MHz): 57 độ C; fan 39%.

- Gaming (@1202/1500 MHz): 60 độ C, fan 43%.


Trong suốt thời gian thử nghiệm trên benchtable, card chạy cực kì êm ái, không phát ra tiếng động nào. Tôi thử tăng tốc quạt để tìm giới hạn độ ồn: phải tới 80% card mới phát ra tiếng gió nhẹ. Ngay cả khi tăng lên max 100% tiếng gió trở thành tiếng rít nhỏ, có lẽ sẽ không nghe thấy nếu đặt trong case.


Hiệu năng sau ép xung, lấy Tomb Raider làm phép thử: FPS tăng thêm 12,8%.


Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 27

Tổng kết

Biểu đồ so sánh hiệu năng của Zotac GTX 750 với một số card đồ họa ở tầm giá xung quanh:


Đánh giá card đồ họa Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện 28
  

Như vậy có thể thấy Zotac GTX 750 có p/p không hơn các sản phẩm khác trong tầm giá như HD 7790, R7 260X hay GTX 650 Ti 2 GB (bản 1 GB không còn hàng). Nhìn lên phía trên, Zotac GTX 660 Synergy vẫn vô địch về p/p khi có giá cao hơn GTX 750 chỉ 800 ngàn nhưng mạnh tới gấp rưỡi! Tuy nhiên tính thêm chênh lệch về yêu cầu PSU thì chi phí cho 2 chiếc card này phải chênh nhau tới 1 triệu đồng - đủ để GTX 750 có thừa đất sống.


Điểm mạnh nhất của chiếc card so với đối thủ là điện năng tiêu thụ thấp và không yêu cầu nguồn phụ, nên yêu cầu về PSU cũng dễ chịu hơn. Vì thế dù hiệu năng và p/p không nổi trội nhưng đây là sản phẩm đáng mua đối với game thủ cả build case mới lẫn nâng cấp. Ngoài ra đây cũng là 1 lựa chọn rất sáng giá cho game net hiệu năng cao.


Sản phẩm hiện có giá 3.450.000 VNĐ.


Ưu:


- p/p ổn, không thua kém các sản phẩm hot cùng tầm giá.

- Điện năng tiêu thụ thấp, không yêu cầu nguồn phụ.

- Mát và êm ái.

- Bảo hành 4 năm.


Nhược:


- Hình thức không đẹp.

- Không hỗ trợ SLI.


* Giá các sản phẩm xuất hiện trong bài viết theo báo giá của An Phát:

- Zotac GTX 650 Synergy: 2.550.000 VNĐ

- Zotac GTX 650 Ti 1 GB: 2.900.000 VNĐ

- Zotac GTX 650 Ti 2 GB: 3.140.000 VNĐ

- Zotac GTX 660 Synergy: 4.200.000 VNĐ

- Gigabyte HD 7750 OC: 2.420.000 VNĐ

- Asus HD 7790 DC II OC: 3.720.000 VNĐ

- MSI R7 260X OC: 3.755.000 VNĐ


Xin cám ơn Công ty Máy tính An Phát đã hỗ trợ sản phẩm cho bài viết.