Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ

PV  - Theo PLXH / PLXH | 03/12/2013 0:00 AM

2 chiếc card đồ họa này hiện đang có p/p tốt ở nửa dưới phân khúc tầm trung.

Zotac International Limited là công ty sản xuất phần cứng máy tính có trụ sở tại Hong Kong, được thành lập vào năm 2006. Sản phẩm của hãng chủ yếu bao gồm bo mạch chủ (phần lớn mini-ITX và mini-DTX), máy tính mini-PC và card đồ họa sử dụng GPU Nvidia. Zotac hiện đang có 6.000 nhân viên 836.000 m2 xưởng sản xuất. Ngoài ra, hãng sở hữu đội ngũ nghiên cứu và phát triển 130 người làm việc tại Hong Kong và Trung Hoa đại lục.


Chuyên về giải pháp HTPC nên mọi sản phẩm của Zotac từ Main, VGA đến mini-PC đều hướng tới sự yên lặng, giản đơn nhưng hiệu quả. Điều này có thể thấy rõ nhất trên các sản phẩm VGA của hãng. Trong khi MSI, Asus hay Sapphire liên tục cải biến hình thức thì Zotac chỉ có vài kiểu tản nhiệt và board mạch dùng chung cho mọi dòng VGA từ thấp tới cao. Đơn cử dòng GTX 700: từ GTX 760 trở xuống dù bản thường hay bản AMP! ép xung khủng cũng đều sử dụng board mạch ngắn, tản nhiệt các phiên bản cũng giống hệt nhau.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 1
Phiên bản AMP! Edition khủng của GTX 780

Vô hình chung VGA Zotac trở nên kén người dùng hơn các thương hiệu khác, đặc biệt là đối với game thủ vốn ưa thích hình thức đẹp. Tuy nhiên do không đầu tư nhiều vào thiết kế, cộng thêm board mạch ngắn và tản nhiệt không lớn khiến VGA của họ luôn có giá đẹp, p/p tốt mà không phải cắt xén linh kiện làm ảnh hưởng chất lượng. Zotac hiện đang áp dụng chế độ bảo hành 5 năm trên thế giới và 4 năm tại Việt Nam.


Quay trở lại việc chính. Trong một bài viết trước đây, GenK đã giới thiệu đến độc giả Zotac GTX 650 Ti Boost – card đồ họa p/p cực tốt ở nửa trên phân khúc tầm trung. Hôm nay sẽ là nửa dưới của phân khúc này với sự góp mặt của GTX 650 và GTX 650 Ti.


Zotac GTX 650 Ti


Thiết kế vỏ hộp của Zotac GTX 650 Ti được hãng sử dụng trên rất nhiều dòng sản phẩm từ thấp tới cao: GT 640, GTX 650, GTX 650 Ti cho đến GTX 660 Ti… Nói chung những VGA nào sử dụng board ref và bo mạch ngắn tôi thấy đều dùng vỏ như thế này.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 2
Phụ kiện theo card đầy đủ sách hướng dẫn, đĩa driver, cổng chuyển DVI-Dsub, 1 cáp chuyển nguồn Molex - 6pin.

Board mạch khá ngắn và hình thức không được bắt mắt, dù rằng không đến nỗi xấu. Điểm mạnh là card không kén thùng máy, hơn nữa ít cản trở lưu thông khí bên trong các thùng máy bình dân nhỏ hẹp. Thực ra bản thân GK106 tiêu thụ không nhiều điện nên không cần nhiều phase điện và linh kiện. Board mạch vì thế cũng không cần dài. Như các card GTX 650 Ti của các hãng khác tôi thấy họ chỉ kéo dài board ra nhìn cho dài, nạc, hoành chứ mở tản nhiệt ra nhìn board cũng trống huơ trống hoác.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 3
  
Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 4
  
Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 5
Card sử dụng 1 nguồn phụ 6 pin, yêu cầu người dùng trang bị bộ nguồn công suất thực 400W.

Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 6
Các cổng xuất hình bao gồm 1 cổng HDMI và 2 cổng DVI.

Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 7
  

Một điều tôi khá ưng ở các card Zotac là nước mạch màu đen nhìn khá đẹp và sang. Mỗi tội board mạch của Zotac GTX 650 Ti hơi cụt nên cũng chẳng ngầu nổi.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 8

  

Zotac GTX 650 Ti được trang bị 2 + 1 phase điện. Theo tôi được biết thì Zotac GTX 650 Synergy và GTX 650 Ti sử dụng chung board mạch với cùng thiết kế 2 + 1 phase này. Tiết kiệm được chi phí sản xuất và thiết kế nên giá thành cũng giảm được một chút.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 9
  
Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 10
  

Chip RAM sử dụng là Elpida. Trước nay chip nhớ Elpida vẫn bị đánh giá là ép xung kém hơn Samsung hay SK Hynix. Cái này phần test OC tôi sẽ kiểm nghiệm.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 11
Tản nhiệt full nhôm khối giống hệt Zotac GTX 650 Synergy.

Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 12
  
Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 13
Chiếc card được Zotac ấn định mức xung là 941/1350 MHz, ép xung lên một chút so với bản ref của Nvidia là 925/1350 MHz.

Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 14

Hình ảnh trên benchtable:

Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 15
Zotac GTX 650 Synergy.

Zotac GTX 650 Synergy dùng chung board mạch và tản nhiệt với GTX 650 Ti. Ngoại hình có thể nói gần như giống y hệt nhau, chỉ có một vài điểm khác biệt nhỏ như các cổng kết nổi, chân nguồn phụ 6-pin.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 16
  

Khác với bản ref của Nvidia, Zotac GTX 650 Synergy không yêu cầu nguồn phụ. Để sử dụng card đồ họa này, người dùng chỉ cần trang bị bộ nguồn công suất thực 350W là đủ.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 17
Các cổng kết nối bao gồm: 1 cổng HDMI, 1 cổng Dsub và 1 cổng DVI.

Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 18
  

Zotac GTX 650 Synergy sử dụng cùng thiết kế board mạch với GTX 650 Ti, cũng 2 + 1 phase điện. Chỉ có một chút khác biệt về linh kiện: phase điện của GTX 650 Ti được trang bị mosfet cao cấp hơn.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 19
Chip nhớ sử dụng là Samsung mang mã K4G20325FD-FC04 chứ không phải Elpida như chiếc GTX 650 Ti.

Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 20
Dùng chung thiết kế tản nhiệt với GTX 650 Ti.

Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 21
Zotac giữ nguyên xung nhịp bản ref của NVidia cho GTX 650 Synergy là 1059/1250.

Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 22

Cấu hình thử nghiệm

Bo mạch chủ: ASRock Z77 Extreme4

Bộ xử lý: Intel Core i5-3570K @4.5 GHz

Bộ nhớ trong: 2 x 4 GB Kingston HyperX T1 1866

Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240 GB

Nguồn: Seasonic X660

Card đồ họa:

Zotac GTX 650 Synergy – 1059/1250 MHz (xung gốc của Nvidia 1058/1250 MHz)

Zotac GTX 650 Ti – 941/1350 MHz (xung gốc của Nvidia 925/1350 MHz)

Gigabyte HD 7750 OC – 880/1125 MHz (xung gốc của AMD 800/1125 MHz)

Asus HD 7790 Direct CU II OC– 1075/1600 MHz (xung gốc của AMD 1000/1500 MHz)


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 23
  

Trong danh sách card đồ họa thiếu sự góp mặt của HD 7770 vì các đại lý ngoài Hà Nội đều ngưng nhập sản phẩm này. Ở phần tổng kết hiệu năng trung bình phía cuối bài viết, tôi sẽ đưa vào số liệu % của MSI HD 7770 PE và Zotac GTX 650 Ti Boost có từ bài review Zotac GTX 650 Ti Boost lúc trước.


Phần mềm và game thử nghiệm


- Nvidia Driver 331.65 WHQL

- AMD Driver Catalyst 13.9 WHQL

- 3DMark Vantage: Thiết lập Performance Preset (1280 x 1024)

- 3DMark 11: Thiết lập Performance Preset (1280 x 720)

- Batman Arkham City (DX 11)

- BioShock Infinite (DX 11)

- Crysis 3 (DX 11)

- Dirt 3 (DX 11)

- Hitman Absolution (DX 11)

- Metro: Last Light (DX 11)

- Sleeping Dogs (DX 11)

- Sniper Elite V2 (DX 11)

- Tomb Raider (DX 11)


3DMark Vantage


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 24

3DMark 11

Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 25
Batman Arkham City (DX 11)

Với game nhịp độ không cao như Batman AC, nhìn chung các card đồ họa đủ chơi max setting bật khử răng cưa 4xMSAA. Chỉ có HD 7750 thỉnh thoảng hơi khựng với min FPS chỉ 16.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 26
BioShock Infinite (DX 11)

Ultra chưa phải là setting cao nhất của BioShock Infinite. Trên đó còn có một mức gọi là Ultra DX 11 DOF (bật Depth of Field – một hiệu ứng khá nặng của DX 11). Asus HD 7790 DC II vượt lên hẳn.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 27
Crysis 3 (DX 11)

Tôi sử dụng ngay màn Post Human đầu game để bench. Màn này có hiệu ứng mưa rơi khá nặng, là 1 trong các màn chơi nặng nhất game. Thiết lập Medium và không bật khử răng cưa. HD 7790 và GTX 650 Ti chơi khá tốt ở thiết lập này. 2 card còn lại hơi đuối, có lẽ phải giảm thiết lập.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 28
Dirt 3 (DX 11)

Với 1 game đua xe tiết tấu nhanh thì GTX 650 và HD 7750 chưa đủ để cân Ultra setting và khử răng cưa 4 mẫu. GTX 650 Ti và HD 7790 cho khung hình tốt.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 29
Hitman Absolution (DX 11)

Hitman Absolution là một game ưa AMD (hơn cả Batman AC ưa Nvidia) nên HD 7790 và HD 7750 vượt lên so với 2 đối thủ.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 30
Metro: Last Light (DX 11)

Với thiết lập đồ họa trung bình, Metro LL vẫn cho chất lượng hình ảnh đẹp, sắc nét và hiệu ứng cháy nổ đẹp mắt. Game này 2 card đồ họa AMD lại vượt lên mạnh.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 31
Sleeping Dogs (DX 11)

Game này đồ họa cũng khá nặng. High chưa phải là thiết lập cao nhất của game (trên High còn có Extreme). Khung hình khá ổn với HD 7790 và GTX 650 Ti. Còn GTX 650 và HD 7750 có lẽ nên giảm xuống Medium.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 32
Sniper Elite V2 (DX 11)

Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 33
Tomb Raider (DX 11)

Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 34

Ép xung - Nhiệt độ - Độ ồn

Thời điểm tôi thực hiện bài test này, nhiệt độ phòng đang là 22 độ C.


Kéo max vol lên 1137mV, Zotac GTX 650 Synergy đạt được xung nhịp cao nhất là 1205/1500 MHz. Kết quả này không bằng chiếc MSI GTX 650 Power Edition GenK đã từng review. Tuy nhiên chiếc card đó giá quá đắt nên hiện MSI Việt Nam không nhập về nữa.


Nhiệt độ hoạt động của Zotac GTX 650 Synergy (nhiệt độ phòng 22 độ C, benchtable):


- Idle: 25 độ C.

- Gaming (Default 941/1350 MHz): 53 độ C; fan 22%.

- Gaming (@1202/1500 MHz): 56 độ C, fan 24%.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 35
  

Đối với Zotac GTX 650 Ti, kết quả ấn tượng hơn khi kéo lên được 1150/1600 MHz – hơn rất nhiều so với mặc định 941/1350 MHz. Chip nhớ Elpida dùng trên card đồ họa này ép xung khá ngon, cung cấp thừa băng thông cho GPU GK106.


Nhiệt độ hoạt động của Zotac GTX 650 Synergy (nhiệt độ phòng 22 độ C, benchtable):


- Idle: 26 độ C.

- Gaming (Default 941/1350 MHz): 56 độ C; fan 23%.

- Gaming (@1150/1600 MHz): 67 độ C, fan 26%.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 36

Tản nhiệt của 2 card đồ họa tuy không ấn tượng nhưng làm việc khá ổn, hoàn toàn không phát ra tiếng ồn nào dù tôi sử dụng benchtable.

Hiệu năng sau ép xung, lấy Tomb Raider làm phép thử: hiệu năng Zotac GTX 650 Synergy tăng 14,5%; còn GTX 650 Ti tăng 20,4%.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 37

Tổng kết

Tổng kết % hiệu năng, lấy Zotac GTX 650 Ti làm chuẩn 100%:


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 38
  

Với giá mới 2.900.000 VNĐ, Zotac GTX 650 Ti là sự thay thế khá đẹp cho HD 7770, đặc biệt là với người dùng ở Hà Nội giá HD 7770 thấp nhất đang là 2.950.000 VNĐ cho bản thường không ép xung sẵn của MSI (trong biểu đồ là bản Power Edition ép xung sẵn). HD 7770 nếu không điều chỉnh lại giá chắc chắn không sớm thì muộn cũng sẽ bị đè bẹp.


So sánh với HD 7790, Zotac GTX 650 Ti kém một chút. Chiếc HD 7790 trong bài viết hôm nay là bản Direct CU II OC sẵn lên 1075/1600 MHz, giá tận 3.720.000 VNĐ. Còn bản MSI OC xung 1050/1500 MHz đang có giá 3.300.000 VNĐ, theo tôi nghĩ có lẽ mạnh hơn chiếc card Zotac khoảng 8%.


Ngoài p/p tốt, khả năng ép xung của Zotac GTX 650 Ti cũng khiến tôi ấn tượng. Dù dùng chip nhớ Elpida nhưng bộ nhớ có thể OC lên 1600 MHz, còn xung core có thể đẩy lên 1150 MHz. Hiệu năng sau ép xung tăng tới 20,4%. Đây là một lợi thế kép để dồn HD 7770 vào chân tường.


Về khả năng OC, HD 7790 cũng có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên trong quá trình test tôi phát hiện driver của AMD đang mắc 1 lỗi khó chịu đối với HD 7790. Chỉ cần thay đổi Power Limit là VGA không thể tăng xung, lúc nào cũng 300 MHz ngay cả khi chơi game. Uninstall driver cài lại cũng không hết mà phải vào registry chỉnh chỉnh xóa xóa rất lằng nhằng (khoảng 40 bước thực hiện). Tôi thử 2 bản driver là 13.9 và 13.11 Beta 9.2 với 2 card HD 7790 của MSI và Asus đều dính. Tham khảo trên mạng lỗi này khá phổ biến trên nhiều bản driver. Vì không thể tăng được Power Limit dẫn đến khả năng ép xung HD 7790 hạn chế đi nhiều. Hi vọng AMD sẽ fix được triệt để trong các driver tới.


Như vậy, trong khi Nvidia và AMD vẫn chưa có card đồ họa mới ở phân khúc dưới của tầm trung, Zotac GTX 650 Ti đang là sản phẩm khá ngon, p/p đẹp hơn cả HD 7770 và HD 7790 đình đám. Đối với những ai trọng hình thức, Zotac GTX 650 Ti không phải là sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên kích thước gọn gàng của card có ưu điểm tương thích với mọi thùng máy kể cả mini-ATX. Hơn nữa board mạch ngắn sẽ ít cản trở luồng khí lưu thông trong các thùng máy bình dân noname vốn lưu thông khí kém.


Với việc VGA p/p tốt gần nhất là GTX 650 Ti Boost giá tận 4 triệu đồng, Zotac GTX 650 Ti thích hợp với khoảng build case rất rộng, từ 8 -> 10 triệu đồng.


Ưu:


- Giá đẹp, p/p ngon.

- Ép xung ấn tượng.

- Mát và êm ái.

- Bảo hành 4 năm.


Nhược:


- Hình thức không đẹp.


Card đồ họa tầm trung hấp dẫn dành cho game thủ 39
  

Đối với Zotac GTX 650 Synergy, về hiệu năng lẫn giá chiếc card không có điểm nào ấn tượng so với HD 7750. So mỗi giá VGA thì 2 card đồ họa này p/p không bằng Zotac GTX 650 Ti, nhưng nếu tính cả yếu tố không nguồn phụ (giảm tiền PSU) thì đây vẫn là 2 sản phẩm rất đáng mua. Tầm giá này HD 7750 cũng chẳng đẹp hay hầm hố nên có thể gạt vấn đề hình thức sang một bên. Lựa chọn Zotac GTX 650 Synergy hay HD 7750 phụ thuộc vào việc bạn thích Nvidia hay AMD mà thôi.


Ưu:


- Giá tốt.

- Mát và êm ái.

- Bảo hành 4 năm.


Nhược: 


Trong phân khúc này, có thể coi đây là một sản phẩm không có nhược điểm.


* Giá các sản phẩm xuất hiện trong bài viết theo báo giá của :

- Zotac GTX 650 Synergy: 2.550.000 VNĐ

- Zotac GTX 650 Ti: 2.950.000 VNĐ

- Zotac GTX 650 Ti Boost: 4.050.000 VNĐ

- Gigabyte HD 7750 OC: 2.420.000 VNĐ

- MSI HD 7770 PE: 3.150.000 VNĐ

- Asus HD 7790 DC II OC: 3.720.000 VNĐ


Xin cám ơn Hanoi Computer đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện bài viết này.