Cận cảnh dự án kính thực tế ảo made in Việt Nam

Nút Chuối  - Theo Trí Thức Trẻ | 15/04/2015 11:16 PM

Mặc dù kính thực tế ảo phát triển rất mạnh trong những tháng đầu năm 2015 nhưng thực tế loại kính này đã từng được bán ra với cái mác "Made in Việt Nam" từ hơn 1 năm trước.

Nổi lên như một hiện tượng trong thế giới công nghệ thời gian vừa qua, sau thương vụ bất ngờ giữa FacebookOculus Rift, hàng loạt hãng công nghệ trên thế giới đã phải có cái nhìn khác với thị trường thực tế ảo. Đây được coi là bước chuyển tiếp của công nghệ giống như ngày mà Steve Jobs đưa ra chiếc iPhone đầu tiên.

Ngay trong đầu năm 2015, hàng loạt các công ty công nghệ lớn chuyên về smartphone đều cố gắng tạo ra cho mình một sản phẩm theo đuổi xu hướng này. Samsung có Gear VR, Sony có Morpheus, HTC có Vive, Razer có OSVR, và còn hàng loạt các loại kính thức tế ảo khác trên thị trường.

Trái với thông lệ, Horus Glass là một hãng kính thực tế ảo thuần Việt đã khởi động dự án này ngay từ khoảng cuối năm 2013 là thời điểm mà thị trường thực tế ảo còn rất sơ khai đi trước rất nhiều so với các hãng lớn trên thế giới, thậm chí báo chí truyền thông còn cho rằng thương vụ giữa Facebook và Oculus là 1 hành động có vẻ hơi điên rồ của Mark Zuckerberg. Ngay sau khi hoàn tất sản phẩm ban đầu có cấu tạo tương tự với Google Cardboard, chiếc kính đã được tung ra thị trường và được đón nhận khá tích cực.

Một dự án mang tính mở đường

Chúng tôi đã tìm tới anh Nguyễn Duy Sơn, trưởng dự ánh Horus Glass - Kính thực tế ảo đầu tiên của người Việt để tìm hiểu thêm về những dự án tiếp theo của anh.

Qua một số chia sẻ, anh Sơn cho biết thực tế chất lượng của một chiếc kính thực tế ảo phụ thuộc phần nhiều vào thấu kính, nó có thể chiếm tới 2/3 giá thành sản phẩm. Chí vì vậy nguyên lý hoạt động của các loại kính thực tế ảo gần như rất giống nhau nhưng giá thành lại dao động từ hơn 100 nghìn đồng cho tới 3-4 triệu đồng.

Các loại thấu kính của nhiều loại kính VR khác nhau đang có trên thị trường.

Để phát triển cho sản phẩm của mình, anh Sơn đã phải mua tất cả các loại kính thực tế ảo đang có trên thị trường để tìm và khắc phục các yếu điểm tồn tại và xử lý trên sản phẩm của mình.

Để phát triển cho sản phẩm của mình, anh Sơn đã phải mua tất cả các loại kính thực tế ảo đang có trên thị trường để tìm và khắc phục các yếu điểm tồn tại và xử lý trên sản phẩm của mình.

Ví dụ như khả năng điều chỉnh khoảng cách 2 mắt là điểm rất nhiều loại kính bỏ quên khiến người dùng mất đi trải nghiệm trung thực.

 

Ví dụ như khả năng điều chỉnh khoảng cách 2 mắt là điểm rất nhiều loại kính bỏ quên khiến người dùng mất đi trải nghiệm trung thực.

Khi được hỏi về sự khác nhau giữa các loại kính và ảnh hưởng của nó đến trải nghiệm anh Sơn cho biết: Các loại kính chất lượng thấp có tiêu cự và thiết kế không tốt nó sẽ cho ra những hình ảnh bị bóp méo không thực tế đồng thời hình ảnh khi đi qua thấu kính tới mắt người sẽ bị tán xạ khiến cho mắt người sẽ nhìn thấy những dải màu đỏ hoặc xanh nhòe ra ngoài diềm ảnh thật.

Phương pháp thử độ méo mà anh Sơn và các thành viên trong nhóm vẫn thường sử dụng.

Phương pháp thử độ méo mà anh Sơn và các thành viên trong nhóm vẫn thường sử dụng.

Thử nghiệm với 1 thấu kính trên thị trường để tìm ra độ méo hình ảnh của kính.

Thử nghiệm với 1 thấu kính trên thị trường để so sánh với thấu kính mà Horus Glass sử dụng ở bên trên.

Còn đối với những loại kính chất lượng cao hơn, những hình ảnh sau khi qua kính vẫn đảm bảo được các đường thẳng không bị bẻ cong và màu sắc không bị nhòe ngoài diềm như những gì loại thấu kính chất lượng thấp thể hiện.

Một phần mềm xem phim trên điện thoại do team Horus thiết kế để phục vụ cho bản Lite.

Một phần mềm xem phim trên điện thoại do team Horus thiết kế để phục vụ cho bản Lite.

Bên cạnh chất lượng thấu kính, thì cấu tạo thấu kính cũng là một điểm mới mà Horus đang tiến hành nghiên cứu. Anh Sơn cho biết phía Horus đã ký được một thỏa thuận cung cấp thấu kính kép (gồm 2 thấu kính ghép lại) được cung cấp bởi hãng sản xuất thấu kính nổi tiếng Sensics nhằm tăng cường chất lượng hiển thị tối đa. Hình ảnh sau khi đi qua thấu kính này đảm bảo giảm thiểu độ méo hình ảnh và độ tán xạ của ánh sáng khi đi vào mắt người, nên chất lượng hiển thị sau cùng rất tốt.

Thấu kính kép được nghiên cứu và phát triển bởi Sensics chính là điểm mấu chốt trong sản phẩm sắp tới của Horus.

Thấu kính kép được nghiên cứu và phát triển bởi Sensics chính là điểm mấu chốt trong sản phẩm sắp tới của Horus.

Tất nhiên giá thành cho những cặp thấu kính này vẫn còn rất cao và Horus sẽ áp dụng những cặp thấu kính này vào sản phảm Horus Glass Pro dành cho máy tính với mục tiêu chính là hướng tới chơi game.

Phát triển công nghệ nhận diện chuyển động

Bên cạnh việc phát triển về kính thực tế ảo, anh Sơn cũng đang đầu tư nhân lực vào phát triển tính năng tracking cho thiết bị thực tế ảo. Hiện tại sản phẩm đang trong giai đoạn phát triển nên mới chỉ demo bằng việc tracking vị trí cổ tay người chơi và sử dụng việc điều khiển cổ tay để tung ra các skill khác nhau. Và việc phát triển công nghệ tracking này đang được nghiên cứu phát triển bằng nguyên mẫu Oculus Rift DK2.

Anh Đức, một thành viên của team phát triển kính Horus đang hướng dẫn chúng tôi trải nghiệm công nghệ nhận diện chuyển động.

Anh Đức, một thành viên của team phát triển kính Horus đang hướng dẫn chúng tôi trải nghiệm công nghệ nhận diện chuyển động.

Camera chất lượng cao dùng để đọc chuyển động cổ tay.

Camera chất lượng cao dùng để đọc chuyển động cổ tay.

Sau khi trải nghiệm thực tế, chúng tôi thực sự bị choáng trước trải nghiệm chơi game hoàn toàn mới lạ mặc dù đã từng trải nghiệm qua rất nhiều loại kính đang có trên thị trường. Anh Sơn cho biết, dự án này của team sẽ được ứng dụng để tạo ra những game nhập vai nơi mà người chơi phải khéo léo điều khiển chuyển động cơ thể của mình thật chính xác giống như luyện võ mới có thể tung ra skill. Điều này sẽ giúp phân cấp người chơi game rõ ràng hơn nhiều so với chuột và bàn phím thông thường.

Bên cạnh việc điều khiển game bằng công nghệ tracking đang được nghiên cứu, nhóm của anh Sơn cũng đang lên kế hoạch phát triển thêm một dạng gamepad bluetooth phục vụ chơi game thực tế ảo. Theo như concept được nhóm đề ra thì đây là một mẫu tay cầm chơi game có thể gắn với nhiều thiết bị phụ khác nhau để tạo thành các loại phụ kiện như kiếm, súng trường, súng ngắn v.v... Điều này có phần nào giống với những phụ kiện cho chiếc tay cầm của máy Wii trước đây.

Dưới đây là 1 số hình ảnh concept mà team thiết kế đã lên ý tưởng.

Hình mẫu tay cầm chơi game đang lên ý tưởng của Horus và các phụ kiện chuyển hóa (bên dưới).

Hình mẫu tay cầm chơi game đang lên ý tưởng của Horus và các phụ kiện chuyển hóa (bên dưới).

Kiếm cho game RPG.

Súng máy cho game hành động.

Súng máy cho game hành động.

Súng ngắn cho những game phiêu lưu giải đố.

Khác với những startup được khởi động với mục tiêu lợi nhuận là trên hết, trong mắt chúng tôi Horus giống như một dự án giúp mở ra những "con đường công nghệ cao" tại Việt Nam, sẵn sàng phát triển theo một hướng rất riêng phù hợp với đặc thù địa lý của Việt Nam.

Anh Sơn bên cạnh những đồng đội tài năng.

Anh Sơn bên cạnh những đồng đội tài năng.

Hẳn các bạn trước đây còn nhớ tới eMobi một Studio đã dốc hết sức để cho ra những sản phẩm game thuần Việt giúp Việt Nam có tên trên bản đồ làm game thế giới với 7554. Vậy thì Horus Glass sẽ là cái tên tiếp theo được kì vọng giúp cho Việt Nam vươn ra thế giới. Tất nhiên sẽ không có con đường khởi nghiệp nào êm đềm như "con đường Nguyễn Hà Đông".

>> Trên tay Kính thực tế ảo cực độc tại Việt Nam