Hiện nay, rất nhiều mẫu laptop đã có thể chỉnh phục những tựa game sát phần cứng nhất mà không cần phải lăn tăn đến thiết lập cấu hình. Dĩ nhiên là việc sở hữu một cỗ máy desktop đầy sức mạnh đi kèm với khả năng tinh chỉnh phần cứng luôn là ước mơ của đại đa số game thủ, và bạn luôn thoải mái lựa chọn tùy theo độ dày của chiếc ví.
Nhưng đôi khi, có một cỗ máy chơi game mạnh mẽ có thể đem theo bên mình khi phải di chuyển nhiều cũng là khúc mắc của khá nhiều người. Vậy nên laptop chơi game ra đời vì lý do này và hãy cùng xem qua từng đặc điểm khi chọn mua cho mình 1 chiếc laptop chơi game ưng ý nhất.
Đầu tiên là GPU, với hầu hết các trò chơi hiện này thì đồ họa 3D là một phần không thể thiếu vậy nên một trong những thành phần tối quan trọng của laptop chơi game là chip xử lý đồ họa (GPU). Trên thế giới, chỉ có 2 hãng phát triển chip đồ họa đáng được nhắc đến ở đây: AMD và nVidia.
Hầu hết các mẫu laptop hiện nay đều sử dụng chip đồ họa tích hợp sẵn trên main của Intel, những GPU này gần như không thể đáp ứng nhu cầu thưởng thức game của các game thủ. Trong khi đó các GPU đến từ AMD là nVidia là GPU rời, không phải sử dụng thêm bộ nhớ RAM để làm tăng dung lượng cho VRAM khiến cho mỗi khi chạy một game nào đó cỗ máy của bạn lại phải ì ạch chống đỡ.
Hiện nay, GPU nVidia GeForce GTX980M là chip đồ họa mạnh nhất trên laptop, nó đáp ứng được khoảng 75% sức mạnh của người anh em trên PC. Đây là điểm đáng ghi nhận khi nếu quay ngược về năm 2010 thì chip đồ họa mạnh nhất lúc đấy là GeForce GTX 480M chỉ bằng 40% nếu so sánh với phiên bản trên desktop.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn nhất định phải sở hữu những thứ cao cấp như vậy, điểm mấu chốt là nhu cầu của bạn đến mức nào vì nó ảnh hưởng đến cả kích cỡ của chiếc máy bạn chọn. Nếu bạn không quá bận tâm đến những tựa game sát phần cứng thì bạn chỉ cần chọn những GPU tầm trung là đủ, nhưng ngược lại bạn có thể lựa chọn những laptop có tới 2 GPU nếu bạn thực sự muốn đắm chìm vào thế giới game đầy hấp dẫn.
Thành phần quan trọng tiếp theo chính là CPU. Intel đưa ra hàng loạt mẫu CPU đầy mạnh mẽ cho laptop, nhưng thực sự thì CPU để chơi game thì không cần đến những thứ mạnh nhất như bạn nghĩ. Thứ mạnh nhất trong công cuộc chinh phục thế giới game GPU còn CPU chỉ cần đủ dùng là bạn có thể vi vu phiêu lưu rồi. Hãy thử điểm qua 3 mẫu CPU chính mà hãng Alienware sử dụng lắp ráp những đứa con của mình.
Đứng cuối bảng xếp hạng là mẫu 2 lõi Core i5 2.6 GHz, tiếp đến là mẫu 4 lõi Core i7 2.9 GHz và cuối cùng là mẫu 4 lõi Core i7 3.1 GHz. Tất cả đều là những CPU rất mạnh mẽ, đều hỗ trợ Hyper-Threading.
Điều khác biệt duy nhất là laptop sử dụng CPU 3.1 GHz đắt hơn mẫu laptop sử dụng CPU 2.9 GHz với cái giá khó tin: 850 USD. Dĩ nhiên là có rất nhiều năng cấp đi kèm nhưng thực sự chi ra từng ấy tiền chỉ để chơi game bằng CPU chỉ mạnh hơn CPU còn lại một chút trong khi CPU yếu nhất đã đủ cho bạn thoải mái chơi game mà không cần lo nghĩ.
Dung lượng của RAM bao nhiêu là đủ để chơi game? Với một chiếc laptop, tôi khẳng định 8GB là đảm bảo cho bạn chơi game vô tư.
Nếu bạn nghĩ tới chuyện nâng cấp lên cao hơn thì 12 GB là kịch mức nếu bạn thực sự muốn có cảm giác thoải mái nhất có thể, còn nếu bạn nghĩ tới 16GB RAM thì đó là chuyện hài hước vì hầu hết game hiện nay yêu cầu cao nhất chỉ là 6GB RAM và bạn cũng không cần tới 16GB để làm mọi việc kể cả chơi game. Nên nhớ bạn đang chọn laptop chơi game chứ không phải workstation phiên bản di động.
HDD dung lượng lớn là điều dĩ nhiên, còn SSD ư? Hãy gật đầu chi tiền cho nó nếu bạn muốn thời gian tải game nhanh hơn. Nhưng hãy nghĩ thật kỹ vì giá tiền cho những ổ SSD dung lượng cao chắc chắn là không rẻ, trong khi đó dung lượng game ngày càng tỏ ra khủng bố ví dụ như Far Cry 4 cần tới 30GB ổ cứng. Một phương án hợp lý hơn là sử dụng ổ đĩa lai, nó có dung lượng như 1 ổ HDD và tốc độ tải chỉ kém SSD một chút. Đôi khi tốc độ lại làm cải trở tới dung lượng, hãy cân nhắc.
Vấn đề hiển thị cũng đáng lưu ý, hãy chọn màn hình một cách hợp lý. Với mức giá dao động từ hàng bình thường đến cao cấp, đi cùng với đó là link kiện màn hình hiện này không có quá nhiều sự khác biệt giữa các hãng thì bạn nên chú ý đến độ phân giải nhiều hơn.
Độ phân giải hợp lý nhất hiện nay là 1920x1080 hoặc có thể thấp hơn nếu bạn muốn. Những màn hình có độ phân giải cao hơn, thậm chí lên tới 4K là thừa thãi trừ khi bạn muốn vắt kiệt sực cỗ máy của mình. Ví dụ, mẫu laptop Blade của Razer có độ phân giải màn hình là 3200x1800, điều này có thể gây phiền toái với những game cần tốc độ khung hình ổn định như các game FPS.
Hầu hết laptop chơi game đều dùng mẫu bàn phím như các mẫu laptop thường, ngoại trừ con quái vật MSI GT80 Titan là mẫu laptop chơi game đầu tiên sử dụng bàn phím cơ. Bàn phím hiện nay nói chung là ở mức tạm đủ dùng, thường thì game thủ sẽ sử dụng bàn phím ngoại vi nhiều hơn nhưng với việc GT80 Titan tạo ra bước đột phá khi đưa bàn phím cơ lên laptop thì tương lai sẽ có rất nhiều lựa chọn cho game khi chọn máy theo tiêu chí này.
Kích cỡ và vấn đề tản nhiệt là tiêu chí cuối cùng chọn laptop chơi game. Bạn có thể lựa chọn chiếc laptop có tới 2 GPU, nhiều khe cắm các ổ lưu trữ và màn hình ngoại cỡ nhưng chắc chắn nó sẽ nặng như mỏ neo của tàu sân bay và nhiệt tỏa ra sẽ đủ để bạn làm bữa tiệc nướng ngoài trời.
Bạn luôn phải ghi nhớ một điều rằng laptop đồng nghĩa với di động, đôi khi cấu hình quá cao có cái giá đắt hơn cả số tiền bạn bỏ ra khi bạn sẽ mất đi cái tiện lợi của một chiếc laptop, và dĩ nhiên là nếu bạn trả tiền cho chiếc laptop như vậy thì tôi sẽ cười vào mặt bạn khi số tiền đấy mua một chiếc desktop chơi game hợp lý hơn rất nhiều.
Sau khi chọn mau được chiếc laptop ưng ý, không ít người sẽ băn khoăn là liệu mình có thể nâng cấp cấu hình cho chiếc laptop được không. Câu trả lời là có và không. Bạn có thể nâng cấp RAM, ổ cứng những đừng nghĩ tới chuyện nâng cấp CPU hay GPU. Đó chính là bất lợi của laptop so với desktop, vậy nên hãy lựa chọn thật kỹ người đồng hành của mình và trân trọng nó trong những năm tới.
>> Top 10 laptop chơi game giá rẻ dưới 15 triệu