Game thủ là nghề NGỒI MÁT ĂN BÁT VÀNG? Điều đó có thực sự đúng hay không?

Tiến Zeus  - Theo Helino | 03/04/2018 10:38 AM

Quả không ngoa khi nói rằng cái nghề game thủ đúng là “hái ra tiền”. Đã có bao nhiêu thế hệ game thủ thành công ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Không ít trong số họ đã trở thành triệu phú làng game (Faker, Dendi, Miracle-,…). Vượt qua bao định kiến của gia đình và xã hội, họ đã can đảm theo đuổi đam mê của mình và thực sự thành công. Tuy nhiên, có phải thực sự họ đang “ngồi mát” và “ăn bát vàng”?

Sự đa dạng về cách "hái ra tiền"

Game thủ là nghề NGỒI MÁT ĂN BÁT VÀNG? Điều đó có thực sự đúng hay không? - Ảnh 1.

1. Game thủ chuyên nghiệp

Đã là game thủ thì ai cũng có ước mơ được chơi chuyên nghiệp. Đó là điều hiển nhiên khi vừa được theo duổi đam mê vừa có đồng ra đồng vào thì thật tuyệt vời. Không chỉ ở thế giới mà ngay cả ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều game thủ chuyên nghiệp xem đây như một nghề chính của mình. Đó là những SOFM, QTV, Chim Sẻ Đi Nắng,… Cũng như cầu thủ bóng đá, việc game thủ thi đấu chuyên nghiệp đã dần được xem là một công việc chính thống và tất nhiên, quyền lợi của họ cũng không hề thấp.

2. Streamer.

Bạn là game thủ nhưng kỹ năng chưa được “cao cường” đủ để thi đấu chuyên nghiệp? Bạn có tính cách hài hước hay pha trò? Có lẽ bạn nên nghĩ đến con đường làm streamer. Ở Việt nam, con đường streamer tuy khá mới nhưng đang được các bạn trẻ theo đuổi rất nhiệt tình hiện nay. Không cần kỹ năng thượng thừa, chỉ cần bạn có khiếu “tấu hài” và ngoại hình ưa nhìn thì bạn đã có đủ điều kiện để "hái ra tiền" từ cách stream game rồi đấy.

Thậm chí, có một số game thủ hiện nay bỏ hẳn việc thi đấu chuyên nghiệp để sang làm streamer vì thị trường ở đây khá màu mỡ. Một số gương mặt tiêu biểu như Singsing (DOTA 2), Bulldog (DOTA 2), Pewpew, … Tuy chỉ mới phát triển gần đây nhưng nghề streamer này có tiềm năng khá tốt ở Việt Nam.

Game thủ là nghề NGỒI MÁT ĂN BÁT VÀNG? Điều đó có thực sự đúng hay không? - Ảnh 2.

Singsing là một trong những streamer nổi tiếng của DOTA 2

3. Trader

Game thủ là nghề NGỒI MÁT ĂN BÁT VÀNG? Điều đó có thực sự đúng hay không? - Ảnh 3.

Kể cả khi kỹ năng của bạn thuộc hạng “gà mờ” và thậm chí không thể làm streamer thì cũng đừng quá lo lắng, vẫn còn một con đường khác cho bạn đấy. Đó là làm trader. Vậy trader là gì? Đây là khái niệm còn khá lạ lẫm đối với một số bạn trẻ hiện nay. Trong mỗi game mà bạn chơi đều có những items cho phép người dùng có thể trao đổi với nhau được. Trao đổi bằng tiền mặt hay đơn vị in-game thì tùy vào thỏa thuận. Và đó là cách mà các trader kiếm tiền.

Tính chất của trader giống như những nhà đầu tư, họ sẽ thu mua những items từ nguồn có giá thành thấp, sau đó bán lại với giá thị trường. Do đó, muốn làm trader bạn phải có được sự nhạy bén và khéo léo để kiếm được những đồng lời từ nhỏ đến to. Đây cũng được cho là một cách kiếm tiền tươi khá tốt ở thị trường game. Tuy nhiên nó mang lại khá nhiều rủi ro và bạn cần có một vốn đầu tư ban đầu đủ mạnh để dự phòng cho những rủi ro đấy.

4. Caster chuyên nghiệp

Game thủ là nghề NGỒI MÁT ĂN BÁT VÀNG? Điều đó có thực sự đúng hay không? - Ảnh 4.

Khi bạn đã có đủ kiến thức về một game online nào đó (DOTA 2, LOL, PUBG,…), tại sao lại không thử sức để trở thành một caster chuyên nghiệp? Nghề caster tuy khá là “khó nhai” khi nó đòi hỏi lượng kiến thức nhất định về game và hơn nữa là phải có tinh thần năng động, không ngại thử thách; nhưng nó mang lại những thành quả hoàn toàn xứng đáng đối với những ai vượt qua được khó khăn ban đầu đó.

Giống với streamer, caster cũng là một nghề béo bở ở thị trường game hiện tại. Về tính chất thì caster không khác gì streamer là bao. Nó chỉ khác là không yêu cầu kỹ năng. Chỉ cần bạn có một lượng kiến thức đủ chuyên, một sự nhiệt huyết và đam mê với game cao. Như vậy là bạn đã sẵn sàng với nghề caster rồi. Hiện nay có khá nhiều studio nổi tiếng chuyên cast game như: 23 Creative, HudiTV, Garena TV,…

Và còn muôn hình vạn trạng cách kiếm tiền khác từ game như: Tổ chức sự kiện,làm Cộng Tác Viên viết bài về game, cosplay,… nhưng hiện nay chưa phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Vì vậy, nếu muốn theo những con đường này, bạn phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi bắt đầu.

Nhưng cái giá phải trả không hề rẻ

Game thủ là nghề NGỒI MÁT ĂN BÁT VÀNG? Điều đó có thực sự đúng hay không? - Ảnh 5.

Tất nhiên không có con đường nào trải đầy hoa hồng, con đường “hái ra tiền” của game thủ cũng đầy chông gai và thử thách. Thậm chí, nó còn khắc nghiệt hơn những con đường bình thường rất nhiều. Có không ít khó khăn mà game thủ phải đối mặt nếu muốn đạt được thành công trên con đường này.

Không giống những nghề khác, khi bạn muốn lên chuyên nghiệp bằng việc chơi game thì phải nỗ lực hơn gấp nhiều lần. Bạn sẽ phải đối mặt với hàng tá thử thách và phải tự nỗ lực hết sức mình để vượt qua nó. Bất cứ ở lĩnh vực nào cũng vậy, thành công không có chỗ cho sự lười nhác. Bạn sẽ phải tập luyện vô cùng siêng năng, chăm chỉ vượt qua giới hạn của bản thân mình.

Hơn nữa, tỷ lệ thành công lại không hề cao, nếu không muốn nói là cực thấp. Tỷ lệ chọi gấp hàng trăm lần thi đại học. Nếu không có sự kiên định và lòng đam mê đủ lớn, bạn rất dễ bỏ cuộc. Chuyện leo rank ở những game thủ bình thường đã là rất khó khăn rồi, luyện tập để được thi đấu chuyên nghiệp còn khó khăn hơn bội phần. Có khi phải ngồi trước máy tính cả ngày chỉ để nghiên cứu một trận đấu, liệu người bình thường có đủ kiên nhẫn để làm điều đó?

Không chỉ vậy, sức khỏe là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên. Khi bạn ngồi một thời gian lâu trước máy tính như vậy, sức khỏe sẽ không đủ đảm bảo để bạn có thể làm việc khác nữa. Vấn đề tiếp theo chính là tinh thần, những người có tâm lý yếu sẽ rất dễ bị cáu gắt nếu ngồi lâu như vậy. Qua đó dễ dẫn đến trầm cảm và xa lánh người thân và bạn bè. Hậu quả phải gánh chịu là rất lớn.

Game thủ là nghề NGỒI MÁT ĂN BÁT VÀNG? Điều đó có thực sự đúng hay không? - Ảnh 6.

Một khi đã quyết định chạy theo con đường game thủ chuyên nghiệp. Họ sẽ phải đối mặt với định kiến nhất định của xã hội, nhất là ở Việt Nam. Không một bậc cha mẹ nào muốn thấy con mình phải ngồi cả ngày trước màn hình máy tính để chơi game cả, đó là điều hiển nhiên. Ở Việt Nam, khi mà ngành công nghiệp eSports chỉ vừa mới chớm nở thì sẽ rất hiếm gia đình nào hiểu được tiềm năng của nó.

Đó là điều dễ thông cảm, không thể trách được vì xét cho cùng gia đình cũng chỉ muốn điều tốt nhất cho bạn mà thôi. Họ sẽ phải vượt qua những khó khăn thử thách mà không có sự động viên của gia đình. Điều đó thật khó khăn, phải không? Những lúc thất bại, không ai có thể chia sẻ với họ. Thêm một lần nữa, tinh thần lại bị tổn thương. Đây là lúc họ dễ từ bỏ nhất, nhưng họ vẫn đứng dậy và đương đầu với thất bại. Người ta chỉ thấy họ trong những phút giây hào nhoáng, có ai thấy được những giọt nước mắt, những giọt mồ hôi mà họ đã phải trải qua?

Tuổi đời của cái nghề game thủ ngắn ngủi lắm. Khi họ ở bên kia sườn dốc phong độ, họ sẽ bị hắt hủi. Lớp trẻ có rất nhiều nhân tố để thay thế. Họ có thể sẽ đánh mất cả thanh xuân chỉ để training và không thu lại kết quả tốt đẹp. Có thể nói nghề game thủ này bạc bẽo không kém gì làm showbiz. Khi họ thăng hoa, người ta có thể thần tượng, tung hô hết lời. Nhưng khi phong độ đi xuống, họ sẵn sàng dè bỉu, chỉ trích.

Nghề game thủ cũng lắm thị phi, scandal như showbiz vậy. Một khi bạn đã là người nổi tiếng, mọi hành động của bạn đều sẽ bị soi mói. Chỉ cần xử lý tình huống không đúng cách, họ sẽ bị chỉ trích. Lúc nào cũng phải sống trong áp lực từ cộng đồng, điều này khiến họ tổn hao không ít về mặt tinh thần. Thật quá là khổ tâm đúng không? Không ít người đã bỏ cuộc và ngậm ngùi chôn vùi thanh xuân của mình để theo đuổi đam mê. Câu hỏi đặt ra là liệu họ có hối hận không?

Game thủ là nghề NGỒI MÁT ĂN BÁT VÀNG? Điều đó có thực sự đúng hay không? - Ảnh 7.

Dendi là một ví dụ về việc đánh rơi phong độ thảm hại

Vậy đấy, để có được sự hào nhoáng và thành công như mọi người đã thấy, game thủ chuyển nghiệp đã phải trải qua không ít đắng cay và thử thách. Đôi khi họ phải trả giá bằng mồ hôi và nước mắt của mình. Họ thật sự đang “ăn bát vàng” nhưng không hề “ngồi mát” như chúng ta đã nghĩ đâu!