Xuất hiện sách dạy cai nghiện game online tại Việt Nam

SmiLe  - Theo Trí Thức Trẻ | 09/12/2015 02:30 PM

Mới đây, rất nhiều game thủ Việt đã chia sẻ hình ảnh về cuốn sách "Nói không với Game Online" trên mạng xã hội.ac

Mới đây, rất nhiều game thủ Việt đã chia sẻ hình ảnh về cuốn sách "Nói không với Game Online" trên mạng xã hội.

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì đây là một cuốn sách được viết bởi tác giả Lê Khanh, được xuất bản bởi NXB Phụ Nữ. Cuốn sách dày khoảng 126 trang, gồm 4 chương và được bán với giá khoảng hơn 20.000 VNĐ.

Theo đó, cuốn sách "Nói không với game online" này gồm 4 chương, bắt đầu giới thiệu với chương 1 là "Sự phát triển của công nghệ thông tin", "Thế giới của game", "Game thủ - Anh là ai" và kết thúc bằng "Khi con bạn chơi game".

Đặc biệt, trong chương cuối của sách, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một số nội dung bàn về việc cai nghiện game online, ví dụ như "Tình trạng nghiện game", "Phong chống nghiện game thế nào" hay "Một số biện pháp và địa điểm cai nghiện game".

Có thể thấy, cuốn sách đã đưa ra một số luận điểm khá thú vị về việc chơi game, khi ngày càng có nhiều người chỉ thích chơi game mà quên đi thế giới thực ở bên ngoài, đảm bảo nghĩa vụ học hành hay lao động của bản thân.


Hình ảnh về cuốn sách Nói không với game online

Hình ảnh về cuốn sách "Nói không với game online"

Dẫu vậy, đây vẫn chỉ là một đánh giá khách quan đến từ 1 cá nhân, và vẫn chưa thể phản ánh rõ thực trạng về việc chơi game online hiện nay tại Việt Nam.

Ngay sau khi hình ảnh về cuốn sách được chia sẻ trên mạng xã hội, đã có rất nhiều người lên tiếng bình luận về vấn đề này. Trong đó, nhiều ý kiến bày tỏ sự ngạc nhiên rằng "đến bây giờ họ mới biết có cuốn sách này", một số khác lại cho rằng việc hạn chế chơi game là hợp lý vì điều này có thể ảnh hưởng đến việc học hành của... con em họ.

Rõ ràng rằng hiện nay, chơi game đang là một hình thức giải trí phổ biến và tiện lợi, cũng như đem lại sự thư giãn cho nhiều người sau những giờ làm việc, hay sau những giờ học căng thẳng. Thật vậy, vẫn còn rất nhiều người chơi game một cách lành mạnh, cân bằng được giữa cuộc sống ảo và cuộc sống thật, chứ không quá sa đà vào các trò chơi điện tử.