Võ công Thiếu Lâm chỉ đẹp chứ không thực chiến

JiveLive  - Theo Trí Thức Trẻ | 29/08/2015 01:00 PM

Kiếm Ma
15/06/2015 NCB: Trung Quốc NPH:

Từng được đánh giá cao nhờ những kĩ năng thượng thừa thiên về nội công, thế nhưng ngày nay Võ công Thiếu Lâm lại bị “thất sủng” trong thực chiến.

Võ công Thiếu Lâm hay còn có tên gọi khác là “Thiếu Lâm Quyền Pháp” có lịch sử cách đây hàng ngàn năm ở Trung Quốc. Theo ghi nhận môn võ này phát triển mạnh mẽ nhất ở thời nhà Đường (618 - 907) và duy trì cho tới ngày nay với hàng trăm ngàn tác phẩm võ hiệp viết riêng về môn phái này. Không những thế, võ công Thiếu Lâm còn trở thành một biểu tượng văn hóa quốc gia của người Trung Hoa, phổ biến rộng rãi khắp thế giới thông qua những tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung, Cổ Long… và trên màn ảnh rộng với những bộ phim nổi tiếng.

G:\1PR free Gamek\thieu lam quyen\17105807862371761441.jpg
Võ công Thiếu Lâm là một trong những môn võ thuật nổi tiếng nhất thế giới

Các võ sư của Thiếu Lâm thường phải trải qua thời gian dài rèn luyện gian khổ để có được những công phu tuyệt đỉnh như đi trên than hồng, dùng tay không chặt đá,... Võ công Thiếu Lâm chú trọng vào gia tăng sức khỏe của người tập chứ không đề cao sức sát thương. Có lẽ vì thế nên vũ khí chủ yếu của môn phái này là trường côn chứ không phải đao kiếm. Đặc biệt, các bài đi quyền, chiêu thức của Thiếu Lâm thường rất đẹp mắt, ấn tượng và đạt thứ hạng cao trong các cuộc thi quốc tế.

G:\1PR free Gamek\thieu lam quyen\thieu_lam_dong_dien_3.jpg
Những bài biểu diễn ấn tượng của Võ công Thiếu Lâm

Đáng tiếc cũng vì phần lớn những lý do tập luyện chỉ để biểu diễn, đã khiến cho võ công Thiếu Lâm ngày nay theo nhiều võ sư nhận xét thì chỉ mang tính biểu diễn mà thôi. Khi đem thi đấu thì môn võ này thể hiện sự thiếu linh hoạt trong chiến đấu. Riêng việc tập luyện khí công từng nổi tiếng khắp thế giới cũng bị đánh giá thua kém hơn Yoga những năm gần đây do thời gian và hiệu quả không tốt bằng.

G:\1PR free Gamek\thieu lam quyen\images195298_1_jpg.jpg
Võ công Thiếu Lâm ngày nay thường mang tính biểu diễn nhiều hơn

Theo nhiều báo cáo chưa chính thống, bản thân người Trung Quốc rất tự hào về võ công Thiếu Lâm, thế nhưng nếu để chọn một môn võ để học phòng thân, chiến đấu thì hầu hết giới trẻ ngày nay đều không chọn Thiếu Lâm Quyền Pháp. Lý do họ đưa ra rằng những tuyệt kỹ trên thiếu tính thực tế và rằng tập luyện môn võ này mất rất nhiều thời gian mà không thật thực dụng cho một cuộc chiến thực sự.

G:\1PR free Gamek\thieu lam quyen\2.jpg
Rất nhiều kĩ năng thể hiện sức mạnh của Thiếu Lâm Quyền Pháp ngày nay không thể dùng trong thực chiến

Theo nhiều nhà nghiên cứu về võ thuật thì Thiếu Lâm Quyền Pháp hiện nay chỉ phù hợp với điện ảnh chứ không hiệu quả trong chiến đấu. Bằng chứng là các võ sĩ tham dự giải võ thuật nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay là MMA trong đó có giải UFC thì hầu hết họ đều học qua những môn võ như Boxing, Judo, Taekwondo, Muay Thái, nhu thuật Brazil, chứ hiếm thấy võ sĩ nào luyện võ Thiếu Lâm.

G:\1PR free Gamek\thieu lam quyen\doan_cong_phu_thieu_lam_2.jpg
Ngày nay nhiều người cho rằng võ công Thiếu Lâm chỉ để biểu diễn chứ không hiệu quả khi chiến đấu

Mới đây nhất, đứa con ưu tú của võ công Thiếu Lâm là Yi Long, người được coi là “võ sư số 1 Thiếu Lâm Tự” đã thảm bại trước tay đấm Muay Thái – Buakaw Banchamek ở cuộc chiến diễn ra ngay tại Bắc Kinh vào ngày 06/06/2015. Trên thực tế đó không phải là trận thua duy nhất của võ sư Yi Long. Trước đó võ sư này tuyên bố sẽ thách đấu tất cả môn phái võ thuật để chứng minh sự lợi hại của Thiếu Lâm Quyền Pháp. Nhưng chưa thể hiện được gì thì Yi Long đã phải nhận những trận thua tủi hổ từ những tay đấm người Mỹ, hay mới đây nhất là thua Muay Thái.

G:\1PR free Gamek\thieu lam quyen\buakaw_yilong.jpg
Trận chiến giữa Yi Long và Buakaw Banchamek là một trong những sự kiện được giới võ thuật quốc tế quan tâm theo dõi gần đây

Dẫu sao, võ công Thiếu Lâm cũng là một trong những môn phái mạnh nhất trong hầu hết các tác phẩm nghệ thuật, văn học cho tới game online, nhất là các MMORPG luôn ưu ái dành cho Thiếu Lâm những chỉ số “khủng” nhất về HP và Defense. Ví dụ như trong Kiếm Ma, Thiếu Lâm thường được “buff” số HP rất lớn và có nhiều skill đánh lan, thích hợp với vai trò “Tanker” trong các trận chiến lớn.

Thiếu Lâm được coi là tanker số 1 trong Kiếm Ma

Tuy nhiên cũng giống như trong thực chiến ngày nay, sát thương của môn phái Thiếu Lâm chỉ ở mức trung bình khá nếu so với các môn phái khác như Ma Giáo, Võ Đang, Thần Giáo, Ma Tộc… Trong chiến đấu solo, Thiếu Lâm thực sự gặp vấn đề với cách di chuyển chưa được linh hoạt và dễ trở thanh “bao cát” cho môn phái khác tập dợt. Có lẽ vị trí tốt nhất của Thiếu Lâm luôn là hàng tiên phong để bảo vệ đồng đội trong các trận PK không chiến.

 

>> Những chuyện lạ đời chỉ có ở trong thế giới Kiếm Ma