Mới đây, ông Lê Giang Anh, CEO JOY Entertainment, một trong những nhà phát triển game có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh đã có thêm một bài viết khá chi tiết về những khó khăn khi làm game tại Việt Nam. Tuy rằng có nhiều vấn đề nan giải, đặc biệt là đồng vốn, tuy nhiên làm game vẫn đã và đang là đam mê của không ít người.
GameK xin được trích dẫn bài viết nói trên:
1. Ở Việt Nam thì được mấy người gọi là làm ở project lớn. Tất nhiên kinh nghiệm là thứ vô cùng quan trọng. Nhưng kinh nghiệm mà mình đạt được khi làm cho 1 công ty lớn nó khác xa với kinh nghiệm mình trả qua với một team start-up nhỏ. Lúc đó sẽ không có đội ngủ đi research game nào hay để mà clone, không sẵn tiền để hunt hàng chục người giỏi vào team hay có một budget marketing khổng lồ.
2. Khi là một start-up, mục tiêu quan trọng của bạn lúc này không phải là làm đẹp lòng cấp trên của bạn nữa mà người bạn phục vụ chính là user, là người chơi game của bạn. Các planning (dự án) đao to búa lớn sẽ không thể tồn tại với 1 team start-up nhỏ khi mà mỗi ngày là 1 deadline, bạn phải chạy đua với thời gian vì bạn không có nhiều tiền mà tiêu, ăn ngủ ở công ty là chuyện thường tình.
Tuy nhiên deadline này lại được dời lại vô hạn cho đến khi bạn thực sự hài lòng với sản phẩm và tin chắc rằng user yêu thương của bạn cũng hài lòng. Bạn không thể chỉ vào mặt thành viên của bạn và nói là game phải xong ngày này tháng này trong khi người ta đã dốc hết sức cho game của bạn được.
3. Ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng không một start-up nào bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình với ý nghĩa làm outsourcing (tạm dịch thuê người ngoài) trong đầu cả. lý do là:
Bạn không có nhiều contact outsource, và nếu bạn có thì chưa chắc team bạn đáp ứng đủ yêu cầu. Outsourcing game không phải là chuyện đơn giản team nào cũng có thể làm.
Giá trả cho team outsource của Việt Nam rẻ còn hơn bèo.
Từ đang làm công cho ông A tui đi làm công cho ông B với giá rẻ hơn. Có đáng không?
4. Nếu gọi là có nhiều tiền để start-up chắc chỉ có các bác từ FPT, VNG hay VTC ra thôi. Chứ anh em làm công chúng mình lương không đủ mua đĩa chơi game nữa thì đào đâu ra? Và tiền bao nhiêu cho đủ để kiếm đủ người giỏi? Nếu chúng tôi nghèo là chúng tôi không được quyền start-up à?
5. Cái quan trọng nhất với 1 start-up làm game đó là con người, là anh em chiến hữu vào sinh ra tử với mình. Tôi cảm thấy rất may mắn vì có được những con người tài năng, đam mê và sẵn sàng đương đầu với rủi ro cùng tôi start-up. 4 người chúng tôi thì có 3 người có vợ + con nhỏ hơn 1 tuổi, thế mà thích là cứ nhích thôi. Và còn may mắn hơn, chúng tôi có được sự tiếp sức các bạn trẻ 9x đầy tiềm năng và đam mê. Những con người không hề có một bằng cấp nào nhưng tài năng và sự học hỏi khó có ai theo kịp.
Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là không phải ai cũng đủ tất cả điều kiện như anh Trung đưa ra để start-up cả. Như các bạn Afoli có skill về code rất tốt thì gặp phải khó khăn khi kiếm anh tài họa sĩ game, hay anh Quân, Dương làm game Gà Chiến lại gặp khó khăn về code, game design hoặc đặc thù chung ở các start-up là mì gói nuôi team (Đói nhưng không nghèo, chúng tôi giàu tình cảm, giàu tiếng cười). Mỗi start-up là một câu chuyện, một hoàn cảnh, nhưng chúng tôi cứ làm, cứ start-up không lương thay vì ngồi ở một công ty lớn lĩnh tiền điều đặn.
Chúng tôi start-up vì chúng tôi muốn chính mình làm ra những sản phẩm phục vụ cho mọi người, có thể đó không phải là những tựa game kiếm hàng chục tỷ đồng mỗi tháng, nhưng chúng tôi tự hào là chúng tôi làm ra game vì chúng tôi đam mê nó và tin rằng nó mang lại giá trị cho user chứ không phải vì một cái email ra lệnh, yêu cầu nào.
Chúng tôi không chọn start-up làm game vì tiền, đơn giản để kiếm tiền thì có nhiều các tốt hơn để làm game, phát hành game chẳng hạn. Một suy nghĩ luôn là định hướng phát triển của chúng tôi, cũng được inspire từ các bậc tiền bối đi trước: Hãy làm ra một game thật hay, tiền sẽ tự đến với bạn. Chúng tôi khâm phục những team nhỏ làm ra những sản phẩm lớn (như Supercell) và ráng giữ cho chúng tôi luôn đủ "nhỏ" bởi vì Small is beautiful!