Tranh luận với cha mẹ về vấn đề chơi game: Nên hay không?

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 15/05/2015 04:09 PM

Trong cuộc sống, các game thủ không tránh khỏi những cuộc tranh luận với cha mẹ mình về vấn đề chơi game.

Với tâm lí xã hội hiện nay, trong mắt cha mẹ game thủ, chơi game luôn luôn là một trong những việc được coi vô bổ, hư hỏng. Cũng không phải không có cái lí của nó bởi lĩnh vực liên quan tới game thường đem lại mặt tiêu cực nhiều hơn tích cực. Do đó, các bậc phụ huynh, cha mẹ luôn cố gắng hết sức để cấm đoán, ngăn chặn con cái mình làm quen tới game.

Đáng tiếc, khi càng cấm đoán, những người con lại càng quyết tâm hơn bằng những buổi Try hard trốn học cùng bạn bè. Rồi đến một ngày nào đó, cha mẹ bạn cũng sẽ biết những sự thật mà thôi, vấn đề cần giải quyết ở đây: “Liệu có nên trao đổi, tranh luận về vấn đề chơi game với những bậc phụ huynh hay không mà thôi”.

cam-choi-game-9540-1431396958.jpg

I. Nên tranh luận

Bố mẹ hiểu rõ tâm lí hơn

Với các game thủ đam mê hết mình với game, mọi người nên nói cho cha biết về sở thích của mình. Dù không đem lại nhiều hiệu quả cao trong cuộc sống nhưng game ít nhất mang đến những giây phút thư giãn, thoải mái sau những kì học tập căng thẳng.

Mỗi người có một sở thích nhất định, không cứ phải thể dục, văn nghệ, thể thao mới là chuẩn mực của cuộc sống, game cũng có thể mang đến màu sắc, bản sắc riêng mà. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành quãng thời gian chơi game, bạn nên hoạt động cơ thể một chút cho đỡ ì người vì ngồi lì một chỗ.

1386582767_8-bi-quyet-de-khong-cau-gian-voi-con-cua-me-nhat-jpg.jpg

Nói chuyện với bố mẹ không đơn giản đâu nhá.

Chơi game thoải mái, đỡ bị áp lực hơn

Mỗi khi tranh luận với cha mẹ, bạn sẽ cảm thấy mình chơi game thoải mái hơn bởi không còn bị hò hét, la mắng nhiều như trước bởi luôn có những ràng buộc, giao khoán nhất định sau khi nói chuyện về số thời gian, lịch chơi trong một ngày, một tuần. Theo như chúng tôi đã chứng kiến, khá nhiều người được cha mẹ cho tiền ra ngồi hàng net vào cuối tuần kể từ thời Game online mới nổi.

Do đó, nói với cha mẹ đem lại những hiệu quả nhất định về tâm lí chơi của người chơi, đặc biệt là game thủ không còn phải nơm nớp, sợ sệt chơi vụng chơi trộm, sợ phụ huynh bắt tận tay day tận trán.

rank_bn.jpg

Đang chơi sợ bị gank - tâm lí của bao game thủ.

Nắm bắt sở thích, nhu cầu con cái

Khi một ai đó nói chuyện với cha mẹ về khoản chơi game, có thể bố mẹ sẽ hiểu được một phần tâm lí của con cái mình bởi bậc làm cha làm mẹ không hiểu con cái thì ai hiểu? Vì vậy, rất có thể cha mẹ thông cảm được một phần nào về sở thích của con cái trong thời điểm thiếu vắng chỗ giải trí như hiện nay. Thời ở quê, các trò chơi dân gian như chơi Bi, Nịt, Quay, Ô Ăn Quan,… vẫn còn đó nhưng giờ ngoài khu công viên, lứa tuổi cấp 1 cấp 2 không còn quá nhiều hình thức giải trí. Ngày nay, bản thân chúng tôi cũng đã từng trải qua cảm giác chơi game quán net và cha mẹ qua đón mỗi khi đi làm về

Đảm bảo các công việc khác hoàn thiện đúng thời hạn

Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất của một game thủ là không để ảnh hưởng tới các công việc khác, đặc biệt là học hành bởi nếu bị chi phối một phần nào đó, lứa tuổi học sinh, sinh viên sẽ bị cấm một cách kịch liệt. Bởi vậy, nếu muốn chơi game thoải mái, hãy đảm bảo công việc học hành tử tế trước đã, sau đó muốn làm gì thì cha mẹ bạn cũng ủng hộ mà thôi.

82.jpg

Phải yêu cầu vấn đề học hành nhé.

II. Không nên tranh luận

Vì sẽ bị cấm đoán hơn thôi

Đôi khi, việc trao đổi với cha mẹ chỉ đem lại tác dụng phụ mà thôi bởi với những phụ huynh cố chấp bảo thủ, đặc biệt theo ngành giáo viên hoặc quân đội. Nói hơi quá nhưng phải công nhận khi trao đổi với họ, những ý kiến của mình dạng dạng “Nước đổ lá khoai” và bị gạt đi không thương tiếc. Không những thế, cha mẹ còn nắm được cái thóp, cấm đoán bằng được con cái tới với game. Tự dưng, mình lại khai ra mình chơi game, không phải là “Tự tay bóp ấy” hay sao!!!

H1.jpg

Càng nói càng bị cấm đoán, mất tự do.

Chỉ tổ uổng phí công sức thậm chí ăn mắng thậm tệ

Rất nhiều trường hợp thuyết phục cha mẹ đi vào dĩ vãng bởi họ không thể hiểu nổi con cái họ đang mong muốn, chờ đợi những gì. Cũng chính vì nguyên nhân này, khá nhiều quan điểm bất đồng giữa 2 thế hệ nổ ra trong sự gay gắt, căng thẳng của nhiều gia đình. Thậm chí, nhiều lứa tuổi học sinh, sinh viên còn lấy tiền bố mẹ và bỏ nhà ra đi trong một thời gian không dài nhưng cũng không phải ngắn. Vì thương con, bố mẹ lại đi tìm, tìm đứa con ngỗ ngược của mình nên từ đó “Game” được gán mác thành một tệ nạn xã hội. Tất cả cũng chỉ tại quan điểm của người xưa quá khác teen bây giờ mà thôi.

Tồi tệ hơn, nhiều game thủ còn bị cha mẹ mắng thậm tệ bởi quan điểm sai lầm, lạc lối. Bắt đầu từ đây “Con nhà người ta” được đem ra làm thước đo chuẩn mực của xã hội để so sánh. Mọi sự so sánh đều khập khiễng bởi ai cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng của bản thân. Tuy nhiên, khi bị so sánh, ai ai cũng cảm thấy chạnh lòng, bực bội mà thôi.

Picture 1

Thử chuẩn mực tạo hóa: "Con nhà người ta".

III. Lời kết

Để nhận được sự thông cảm, phản hồi từ bậc cha mẹ không phải chuyện đơn giản. Đầu tiên, muốn đạt được mục đích, các game thủ phải hoàn thành nhiệm vụ chính của bản thân, chủ yếu là học hành cho thật tốt. Tiếp theo, mọi người phải cân bằng cuộc sống sinh hoạt và chơi game.

cover.jpg

Phải nắm rõ tính cách cha mẹ trước khi giãi bày tâm sự.

Tuy nhiên, điều tối quan trọng đến từ tính cách cha mẹ. Nếu bậc cha mẹ còn trẻ, còn teen, họ sẽ hiểu và thông cảm cho một phần nào đó còn với những người khó tính theo hướng gia trưởng, quân đội, giáo viên, xin lỗi chắc bạn nhầm người rồi. Vì thế, hãy lựa tính cách cha mẹ mà trao đổi khéo léo cho hợp lí nhé. Vì một tương lai game thủ không còn phải chơi chui chơi lủi như trước nhá.

>> Đắng lòng chuyên gia Hàn Quốc khen game thủ Việt 'hack rất giỏi'