- Theo Trí Thức Trẻ | 03/08/2014 12:32 PM
Game thủ Việt thoát cảnh lag mạng
Theo thông báo từ phía công ty FPT Telecom, cáp quang biển AAG đã được hàn xong và các công đoạn kiểm tra, đưa vào hoạt động cũng đều được hoàn tất vào ngày 27/07. Như vậy là game thủ Việt sẽ chính thức thoát khỏi cảnh mạng lag khi tham gia vào các game online nước ngoài kể từ ngày 28/07.
Ngay từ tối ngày 27/7/2014, toàn bộ lưu lượng Internet quốc tế trên cáp AAG đã trở lại bình thường. Sẽ không còn cảnh chậm truy cập Internet khi dùng các dịch vụ quốc tế như web, email… tại Việt Nam, ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng Giám đốc FPT Telecom khẳng định.
Như vậy, việc khắc phục sự cố đứt cáp quang biển quốc tế AAG đã được hoàn tất sớm hơn 3 ngày so với mốc dự kiến mà đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gate Way) đưa ra trước đây là 30/7/2014.
Có thể nói đây là tin mừng cho toàn thể game thủ Việt nam trong tuần mới cuối tháng 7! Tất cả các thế giới ảo có server đặt tại nước ngoài sẽ trở lại bình thường. Ngoài ra các dịch vụ Internet khác cũng đã trở lại bình thường và chúng ta cũng có thể theo dõi các giải đấu game một cách dễ dàng hơn.
Toy Quest - Game thuần Việt không tiếng Việt gây tranh cãi
Cách đây không lâu, GameK đã giới thiệu một số hình ảnh cũng như thông tin về dự án game thuần Việt Toy Quest do Studio con mới mở cửa của Hiker Game trực thuộc EMOBI GAMES sản xuất. Với định hướng phát triển mạnh ra thị trường quốc tế nên trò chơi này có thể sẽ không ra mắt phiên bản tiếng mẹ đẻ mà chỉ có tiếng Anh mà thôi.
Chính dự định này đã tạo ra cuộc tranh luận nảy lửa trong cộng đồng game thủ Việt Nam về dự án game Toy Quest này. Hiện tại đang có 2 luồng ý kiến trái chiều, một bên hết lòng ủng hộ và một bên cho rằng việc làm này là hết sức vô lý.
Theo đó, có rất nhiều người cho rằng tại sao Toy Quest - một dự án game hoàn toàn do người Việt sản xuất lại chẳng hề coi trọng thị trường nước nhà khi không ra mắt phiên bản tiếng mẹ đẻ. Với những hình ảnh artwork ấn tượng cùng danh tiếng của NSX thì có rất nhiều game thủ muốn được trải nghiệm trò chơi, do đó họ muốn có lời thoại tiếng Việt là điều tất nhiên.
Thế nhưng, ra mắt phiên bản tiếng Việt thực chất lại đem lại nhiều lợi ích cho NSX Hiker Game. Nguyên nhân đơn giản là... game thủ nước nhà chẳng hề muốn bỏ tiền ra mua trò chơi, và nhiều khả năng là game sẽ lại bị hack, crack giống như trường hợp của 7554 trước đây: "Công ty làm game để KINH DOANH mà. Làm bản tiếng Anh phát hành nước ngoài cũng là hợp lý. Thị trường VN ko sáng sủa cho lắm" hay "Gõ làm hàng thuần việt rồi các bác chê ỏng chê ẻo tiếng việt thô... rồi bẻ khóa (crack) chơi thì thà làm tiếng Anh bán thị trường nước ngoài còn có lý hơn".
Bên cạnh đó có một số ý kiến game thủ cho rằng Toy Quest nên ra mắt bản tiếng Anh trước, khi thành công rồi hẵng làm bản Việt hóa để cho chắc chắn có lãi: "Cứ bán ở nước ngoài đi, ngon rồi thì hãy làm... Việt hóa" hoặc ra mắt một bản patch dành riêng cho phép người chơi chọn ngôn ngữ khi bắt đầu.
Trên thực tế, với phong cách đồ họa rất ấn tượng cùng với lối chơi đánh màn hình ngang hoài cổ, Toy Quest xứng đáng là niềm hi vọng cho làng game thuần Việt trên cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Ngoài việc tranh cãi xung quanh các phiên bản ngôn ngữ thì tất cả mọi người đều đang hết sức ủng hộ dự án này của Hiker Game và mong chờ trò chơi sớm ra mắt.
Thậm chí có nhiều người còn đang kêu gọi nhà phát triển up trò chơi lên hệ thống Steam Greenlight để họ có thể mua ủng hộ ngay từ bây giờ, đổi lại là có thể trải nghiệm Toy Quest sớm hơn, trước khi ra mắt chính thức.
Xuất hiện chiêu trò lừa mới đảo trong làng game online Việt Nam
Mới đây, em T.A ở phường 3, TP Tuy Hòa mất 850.000 đồng vì tham gia chương trình “Vòng quay may mắn - Mùa lễ hội 2014” của hệ thống game ZingMe. Chị N.T.N, mẹ T.A kể: T.A được một người bạn giới thiệu chương trình này của game ZingMe. Vì tò mò nên T.A đã kích hoạt và tham gia quay số trúng thưởng; giải thưởng được giới thiệu là một xe máy Liberty 125 i.e (hãng Piaggio), 1 phiếu quà tặng ZingMe trị giá 55 triệu đồng và 1 thẻ sử dụng xăng miễn phí 24 tháng trên toàn quốc.
Tưởng thật, T.A đã gọi vào số điện thoại hỗ trợ khách hàng (0164.442.9761) để được hướng dẫn. Người nhận điện thoại bảo T.A phải mua thẻ cào (thẻ điện thoại, hoặc thẻ thành viên) với đủ số tiền 850.000 đồng, rồi lần lượt nhập vào tài khoản của chương trình thì sẽ được nhận tất cả giải thưởng. T.A thực hiện đúng theo yêu cầu của chủ số điện thoại này. Nhưng sau đó, chủ máy này còn yêu cầu T.A nộp thêm 3,5 triệu đồng (tiền phí vận chuyển). Xong việc thì chiều hôm đó, có người đại diện sẽ mang 75 triệu đồng tiền mặt đến tận nhà và sáng hôm sau sẽ giao xe máy.
Cũng theo lời chị N.T.N thì người nhận điện thoại cam kết giao quà đến tận nhà vì đây là Công ty cổ phần VNG (Công ty công nghệ Việt Nam) nên có thể bảo đảm tuyệt đối các giải thưởng của khách hàng. Chị N cho biết thêm: Khi tôi báo hủy tham gia chương trình và yêu cầu hoàn lại tiền thì người nhận điện thoại cũng đã đồng ý và hứa 5 giờ chiều hôm đó sẽ trả đủ. Nhưng sau đó người nhận điện thoại không gửi tiền mà còn tỏ ý không chịu trách nhiệm trong chuyện này.
Ngoài trường hợp mắc lừa nêu trên, một số người khác cũng bị lôi kéo vào những chiêu lừa đảo tinh vi. Cách đây 1 tháng, chị T. T. L ở Ninh Tịnh 1, phường 9, TP Tuy Hòa tham gia chương trình khuyến mãi đặc biệt của game online. Thông tin game này đưa ra là nếu khách hàng chơi game và đạt trên 10.000 điểm sẽ được nhận 20 triệu đồng tiền thưởng.
Chị L cho biết: Qua nhiều lần chơi, tôi đạt được 10.070 điểm. Ngay lập tức, hệ thống game đăng tải thông tin trúng thưởng 20 triệu đồng; trong đó yêu cầu tôi nạp card với số tiền 500.000 đồng và cho biết đây là phí dịch vụ chuyển phát. Nhưng sau khi nạp đúng số tiền này thì tôi không nhận được số tiền thưởng 20 triệu đồng từ chương trình này.
Ông Lương Công Đức, Chánh thanh tra Sở TT-TT cho biết: Khi phát hiện các thông tin ảo hoặc nghi có dấu hiệu lừa đảo qua game online, điện thoại di động… người dân nên tìm hiểu kỹ nội dung, hệ thống chương trình trước khi tham gia, kích hoạt vào các chương trình này, thậm chí có thể báo cáo với các ngành chức năng để được hướng dẫn. Trường hợp phát hiện sai phạm, cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra, xử lý các đối tượng lừa đảo để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
>> Thế nào là một game online miễn phí "có đạo đức"?