Thị trường game Việt: Một thị trường hỗn loạn và khủng khiếp (Phần kết)

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 16/10/2012 0:00 AM

Thị trường hỗn loạn một phần cũng bởi lỗi từ chính game thủ nước nhà.

Có một sự thật như thế này, chỉ riêng người bán không bao giờ làm nên bản chất của thị trường. Thậm chí, vai trò của người bán trong việc định hình bất cứ thị trường nào, đặc biệt là thị trường cung cấp dịch vụ, không nhiều bằng chính người mua. Nhu cầu, thói quen, sở thích và thị hiếu của người mua mới là yếu tố quyết định đặc điểm của thị trường.
 
Mà thực tế, game, một dạng dịch vụ tự phục vụ, vai trò của khách hàng trong việc quyết định lại càng nhiều. So sánh hơi khập khiếng một chút nhưng Bill Gates đã nói: "chính khách hàng mới là người quyết định những gì sẽ có trong Windows". Và thị trường game cũng vậy, game thủ Việt mới là yếu tố khiến cho thị trường trở nên hỗn loạn.
 
Đâu rồi văn hóa chơi game
 
Chửi thì ai cũng chửi. Tôi chưa thấy ai dám tự tin khẳng định cả đời mình không chửi bậy lần nào. Mà người thường như tôi chẳng hạn thì lại càng chửi cũng nhiều. Có điều, người có văn hóa, đặc biệt văn hóa chơi game phải biết lúc nào để chửi vào chửi đúng lúc, đúng chỗ. Mà chửi cũng phải đúng cách, chửi không phải là chửi bậy và chửi bậy càng không phải là cách duy nhất để bạn đạt được mục đích.
 
thi-truong-game-viet-mot-thi-truong-hon-loan-va-khung-khiep-phan-ket
 
Thế nhưng, game thủ Việt dường như không biết đến sự thật này. Họ coi chửi và vũ khí vạn năng, có khả năng giải quyết mọi vấn đề. Họ chửi mọi lúc mọi nơi, bất kể tình huống. Thắng cũng chửi, thua càng chửi. Mạng tốt thì chửi chuột bàn phím, mạng chập chờn thì chửi ISP. Rồi thì họ chửi NPH, cũng phải thôi, NPH đâu của riêng ai. Hết NPH, họ chửi cả game, ừ thì đấy, cả game, ai cũng nghĩ nó chừa mình ra.
 
Đạt được mục đích hay không tôi cũng không rõ, nhưng sự thật mồn một là họ bằng những cử chỉ lời nói của mình đang phá hoại chính game mà họ chơi, chính thế giới mà họ tham gia. Những tiếng chửi, đặc biệt ở những kênh công cộng là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để đuổi những người chơi game chân chính khỏi game, khỏi thế giới ảo. Mà đuổi xong rồi, thì còn ai chơi nữa?
 
thi-truong-game-viet-mot-thi-truong-hon-loan-va-khung-khiep-phan-ket
 
Văn hóa chơi game, không chỉ là câu chuyện về lời ăn tiếng nói. Đó còn là câu chuyện về cách ứng xử trong game. Có bao giờ, game thủ Việt chịu tuân theo những quy tắc luật lệ nho nhỏ (mà họ nghĩ là không ảnh hưởng trong trò chơi không?), Mà khi ai cũng không, NPH lại phải tặc lưỡi: thôi, đuổi nó thì phục vụ ai. Và thế là, những quy định đó dần đần biến mất. Và thế là văn hóa chung đi xuống. Tôi nhớ, thời chơi game ở server nước ngoài, có luật cấm không... nhặt đồ. Game thủ Việt ai cũng cười khẩy và không ít người đã bị block vì chuyện đó. Hiệu quả thì thấy rõ, sau này, việc nhặt đồ cho gọn game đã trở thành thói quen của họ. Còn chúng ta thì...
 
Và thói quen ăn mỳ ăn liền
 
NPH Việt có đủ khả năng, tài chính và sự đam mê để phát hành những game thực sự đỉnh và thực tế họ đã làm vậy. Có điều, game thủ Việt không thích. Những Atlantica, GE... đều chết mà không để lại bất cứ ấn tượng gì cho dù công tác phát hành cũng không đến nỗi nào. Có lẽ, nguyên nhân cũng chỉ tại game thủ ghét động não khi chơi game.
 
thi-truong-game-viet-mot-thi-truong-hon-loan-va-khung-khiep-phan-ket
Game thủ Việt vẫn chưa thể thích nghi với những MMO khó như Atlantica Online.
 
Thế rồi, những webgame mang đậm chất nạp tiền, chơi... lại thành công. Những game dạng chơi game bằng một tay, một mắt và một phần nhỏ của não lại thu về hàng núi tiền. Game thủ có vẻ khoái trò ấn auto để nhân vật tự đánh hơn là tự mình tham gia vào những trận chiến hấp dẫn. Tôi đã từng thử những game mà tôi chỉ cần 4 thao tác, mở hướng dẫn, ấn vào nhân vật, bật auto và nạp thẻ là khỏe. Nghe có vẻ chán nhưng đó là sự thật.
 
Rồi thì họ không kiên nhẫn thưởng thức game, tôi nhắc lại là thưởng thức chứ không phải cắm mặt vào cày. Với những game, được gọi là có chút chút, việc max level chỉ là một phần nhỏ, rất nhỏ trong quá trình. Nhưng, game thủ Việt lại coi đó là tất cả. Họ gào thét đòi mở nhanh nhanh game mà không hiểu việc đó, đã và đang giết chết chính game của họ.
 
thi-truong-game-viet-mot-thi-truong-hon-loan-va-khung-khiep-phan-ket
 
Tóm lại, thay vì trách các NPH, mỗi game thủ hãy nhìn lại xem bản thân mình đã làm gì, đã góp phần như thế nào trong việc tạo nên một thị trường game hỗn loạn và thật kinh khủng ngày hôm nay.