Dẫu nổi tiếng nhờ được La Quán Trung miêu tả sống động, khôn khéo trong Tam quốc Diễn Nghĩa, nhưng bản thân Xích Bích lại ẩn chứa nhiều bí ẩn thú vị, đầu tiên chính là vị trí của trận chiến kinh điển này.
Xích Bích – Trận chiến kinh điển nhất mọi thời đại
Vị trí chính xác của trận Xích Bích đã gây tranh cãi cả trong công chúng và giới học giả từ rất lâu nhưng chưa bao giờ đi đến được kết luận cuối cùng. Từ hơn 1.300 năm trở lại đây các học giả đã đưa ra nhiều giả thuyết về địa điểm của trận đánh, sự rắc rối này cũng một phần xuất phát từ việc Trường Giang đã thay đổi dòng chảy dẫn đến nhiều địa danh lịch sử không còn nằm ở vị trí cũ của nó.
Điển hình cho việc thay đổi địa lý này chính là địa điểm Hoa Dung, nơi Tào Tháo rút lui khi bại trận hiện nay nằm ở phía Nam Trường Giang trong khi vào thế kỷ thứ 3 nó lại nằm ở phía Đông của Giang Lăng, tức là phía Bắc của Trường Giang.
Nguyên nhân do đâu khiến Tào Tháo thảm bại tại Xích Bích?
Kế đến là nguyên nhân thật sự khiến quân Tào Tháo bại trận. Theo những ghi chép của Trần Thọ, thất bại của Tào Tháo ở Xích Bích không nằm ở vấn đề "chiến" mà là ở "dịch (bệnh)". Chính dịch bệnh tràn lan đã quật ngã đội quân đông đảo của Tào Ngụy. Thực tế, trước khi song phương giao chiến, trong quân đội Tào Ngụy đã xuất hiện tình trạng bệnh dịch lây lan, khiến sức chiến đấu suy yếu và làm Tào Tháo thất bại trong lần đối đầu ở Giang Trung.
Thậm chí, một số ý kiến còn cho rằng, nếu đánh giá một cách nghiêm khắc thì đại chiến Xích Bích là một cuộc chiến tranh "chỉ có dịch bênh mà không có chiến đấu", và nếu có thì các cuộc giao tranh cũng không mang quy mô lớn. Đương nhiên, tính ác liệt của nó có thể không nằm ở những cuộc xung đột máu lửa, mà là cái chết âm thầm khi dịch bệnh bào mòn cả 2 phe, với phần thiệt hại nặng nề hơn thuộc về Tào Ngụy.
Xích Bích – Trận chiến vẫn còn nhiều bí ẩn
Nguyên nhân của cuộc chiến này cũng được thêu dệt theo nhiều hướng. Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã dùng trận chiến này để miêu tả mưu trí của Gia Cát Lượng không chỉ trong hành binh mà còn trong việc thuyết phục đồng minh. Bằng cách xuyên tạc ý trong bài thơ của Tào Tháo, vu khống Tháo có ý cướp Đông Ngô Nhị Kiều – vốn là hai mỹ nữ nổi tiếng đất này, một là vợ Tôn Sách (anh của Tôn Quyền), hai là vợ của Chu Du đại đô đốc của Đông Ngô. Kết hợp với thuật thuyết phục thời thế, yếu tố, Gia Cát Lượng đã thúc đẩy liên minh Ngô-Thục thành lập sớm để kịp chuẩn bị đối phó với quân lực đông đảo của Tào Tháo.
Nhưng nếu thực sự, cuộc chiến này có sự can thiệp của các đối tượng phi phàm thì sao?
Nếu thế, đó sẽ là một cuộc chiến khốc liệt hơn giữa cơ mưu, trí tuệ của con người pha lẫn những màu sắc khó lường trong việc đối đầu giữa thần và ma khi hai thế lực này chi phối các bên tham chiến. Xích Bích vốn hư hư thực thực, được tạc thành tượng đài nhờ tài năng hư cấu của La Quán Trung, nhưng hãy chờ đợi một Xích Bích hoành tráng hơn, nhiều yếu tố ly kỳ hơn sắp được ra mắt tại Đọc Tam Quốc – Luận Anh Hùng.