Săn giải thưởng vấn nạn hay động lực của eSports tại Việt Nam

Trảm Phong  - Theo Màn Ảnh Sân Khấu | 20/09/2014 08:30 AM

Đột Kích
11/02/2008 NCB: Trung Quốc NPH:

Mặc dù mục tiêu có phần thực dụng nhưng liệu bên trong những “cỗ máy” săn giải thưởng này có hay chăng tinh thần eSports Việt?

eSports Việt Nam dù đã hình thành từ khá lâu, tuy nhiên khó có thể nói rằng nền thể thao điện tử của Việt Nam đã lên tầm chuyên nghiệp. Khi bàn về thể thao điện tử Việt Nam (TTĐT), vẫn còn đâu đó những góc khuất như săn giải, bán độ, đấu tố, chơi xấu…mà bàn về những góc khuất này đã có không ít nhà báo, bình luận viên tốn giấy mực và công sức tranh luận về vấn đề này.

Phải chẳng săn giải thưởng là mục đích duy nhất khi thành lập team thi đấu?

Săn giải thưởng vấn nạn hay động lực của eSports tại Việt Nam

Game thủ đến với eSports vì giải thưởng hay đam mê?

 

Nhìn lại bức tranh toàn cảnh về TTĐT Việt Nam những năm gần đây, có thể nhắc đến những “ông lớn” có công đặt nền móng đầu tiên như VTC Game với Đột Kích, FIFA Online 2; Tiếp theo là VED với LMHTFIFA Online 3. Những cái tên SJK, SF5, Aces Gaming, Freedom đã trở thành những cái tên quen thuộc trên bảng vàng ghi danh đội tuyển quốc gia đại diện cho nước nhà thi đấu trên đấu trường quốc tế.

Hầu như tại các giải đấu TTĐT với quy mô lớn nhỏ được tổ chức gần đây, những gương mặt quen thuộc của Saigon Joker (SJK) được mệnh danh là Đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam; hay Freedom – Đội tuyển Đột Kích chuyên nghiệp…luôn là những cái tên quen thuộc trong bảng thi đấu và thành tích.

SJK hay Freedom có một điểm chung là các thành viên trong đội tuyển được rèn luyện và tập huấn chuyên nghiệp, có thể đứng danh nhà tài trợ hay “ông bầu” rót vốn để thi đấu với mục đích săn giải thưởng và ghi danh trên đấu trường chuyên nghiệp.

Săn giải thưởng vấn nạn hay động lực của eSports tại Việt Nam
Những giải đấu từ 1 – 5 tỷ đồng luôn là “kim chỉ nam” để các đội tuyển gắng sức thi đấu

 

Săn giải thưởng vấn nạn hay động lực của eSports tại Việt Nam
Freedom và Galaxy.Gaming tại lễ ra mắt đội tuyển tham dự WCA 2014

 

Cụ thể trường hợp Freedom – Đội tuyển eSports đại diện của Đột Kích Việt Nam trong tất cả các giải đấu trong nước và quốc tế. Các thành viên của đội tuyển đều có tối thiểu 4 năm kinh nghiệm rèn luyện trong môi trường thi đấu chuyên nghiệp. Niềm đam mê đã được hiện thực hóa thành thu nhập.

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2014, đội Freedom đã tham gia 11 giải đấu do Đột Kích VN tổ chức và đều đạt thành tích cao với giá trị giải thưởng hàng chục triệu đồng.

Săn giải thưởng vấn nạn hay động lực của eSports tại Việt Nam

Đặc biệt, tháng 10/2014 tới đây Freedom và một đội tuyển của Đà Nẵng sẽ đại diện Đột Kích Việt Nam tham dự giải đấu WCA 2014 tại Ngân Xuyên, Trung Quốc. Lại một lần nữa, Freedom xuất hiện với mục tiêu 2 tỷ đồng giải thưởng.

Săn giải thưởng vấn nạn hay động lực của eSports tại Việt Nam

Khi càng đi theo hướng chuyên nghiệp thì đòi hỏi các đội thi đấu càng đặt nặng hơn vấn đề thành tích nhưng liệu đây có phải là điều tốt nhất khi giải đấu chính là nơi game thủ thăng hoa với cộng và tựa game mình yêu thích. Mặc dù mục tiêu có phần thực dụng nhưng liệu bên trong những “cỗ máy” săn giải thưởng này có hay chăng tinh thần eSports Việt?

WCA 2014 - Quy mô giải đấu tầm cỡ quốc tế

Trọng trách dành cho Đột Kích Việt tại WCA (Clip)

Nhận diện đối thủ của Freedom và Galaxy.Gaming vào tháng 10

 

>> Đột Kích Việt bất ngờ sống lại không khí World Cyber Games