Đã từ lâu nay, thị trường webgame Việt Nam vẫn luôn chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ phía Trung Quốc. Cũng vì thế, khi mà thị trường nước bạn bị tràn ngập bởi những tựa game có chủ đề Tam Quốc, thì thị trường của ta cũng phải lâm vào tình trạng tương tự. Hôm nay, chúng tôi xin được gửi tới một bài phân tích ngắn nhằm giúp các bạn có những cái nhìn chính xác hơn về thị trường này.
Dấu hiệu lụi tàn của dòng game Tam Quốc
Từ xưa đến nay, các tựa game lấy chủ đề Tam Quốc đã luôn là một trong những thể loại chiếm thị phần cao nhất trên thị trường game Trung Quốc. Rất nhiều trong số đó đã được Việt hóa và nhập về Việt Nam, ví dụ như: Ngọa Long Ngâm (Ngọa Long), Warflow (Tam Quốc Truyền Kỳ), Phong Vân Tam Quốc 2…Đây đều là những tựa game đã từng làm mưa làm gió trên thị trường Webgame Trung Quốc.
Bản đồ nghèo nàn của Ngạo Thị Thiên Địa
Tuy nhiên, sự xuất hiện tràn lan của những tựa game cùng chủ đề Tam Quốc với chất lượng yếu kém đang dần dần kéo lùi dòng game này lại. Xu hướng bỏ qua “chất” để tập trung vào “lượng” nhằm thu lợi thật nhanh đang tràn ngập thị trường Trung Quốc và ảnh hưởng sang cả Việt Nam. Chính vì vậy, tất cả những tựa game có chủ đề Tam Quốc nói trên đều có dấu hiệu chững lại.
Tương tự như Ngạo Thị Thiên Địa, bản đồ của Warflow (Việt hóa) cũng không có gì đột phá
Ngọa Long Ngâm (Ngọa Long) bị đánh giá là không thành công tại Trung Quốc. Các tựa game như Phong Vân Tam Quốc 2, Warflow, Ngạo Thị Thiên Địa (Huyền Thoại Bá Vương)…đều có sự thất thoát rất lớn về lượng người chơi. Đặc biệt là Ngạo Thị Thiên Địa, game từng đoạt danh hiệu “Webgame chiến thuật được nhiều người yêu thích nhất” suốt 3 năm liền, nay đang có dấu hiệu “tụt dốc không phanh”.
Cùng chung một lối mòn, hình ảnh của Ngọa Long có vẻ “sáng sủa” hơn
Rõ ràng, thị trường Webgame Trung Quốc đang bị bão hòa bởi các tựa game thiếu chất lượng có chủ đề Tam Quốc, và chính điều đó đang khiến các tựa game này đánh mất những lợi thế vốn có của mình. Nếu không có sự thay đổi, sắp tới, làng game Trung Quốc chắc chắn sẽ được chứng kiến cảnh suy tàn của dòng game Tam Quốc.
Điểm sáng duy nhất của thị trường
Tuy nhiên, cũng không phải tất cả các tựa game lấy chủ đề Tam Quốc ở Trung Quốc đều đang gặp tình trạng như vậy. Cái tên duy nhất thoát khỏi “lối mòn” này chính là Nhiệt Huyết Tam Quốc 2. Đây là điểm sáng của thị trường Webgame Trung Quốc năm nay, tuy cũng thuộc thể loại Tam Quốc, nhưng đã có những sự đột phá vượt bậc về mặt chất lượng so với các tiền bối, mang lại một “luồng gió mới” cho một thị trường đang có dấu hiệu suy tàn.
“Leo tháp”, một hoạt động thường chỉ xuất hiện trong game RPG
Công thành chiến, phe thủ thành có sự hỗ trợ của tường thành và các đạo cụ
Cảnh đấu quân khá tương tự với tựa game Heroes of Might and Magic
Cảnh đấu tướng, một chức năng thú vị của Nhiệt Huyết Tam Quốc 2
Được đánh giá là Webgame chiến thuật bậc nhất Trung Quốc vào thời điểm hiện tại, Nhiệt Huyết Tam Quốc 2 đã mang lại cho game thủ những trải nghiệm cực kỳ mới mẻ với những tính năng độc đáo chưa từng xuất hiện. Từng được chơi thử qua tựa game này, người viết cũng lập tức bị “choáng ngợp” bởi sự đồ sộ của nó: hệ thống gần 1000 danh tướng (mỗi danh tướng đều là duy nhất), chuỗi nhiệm vụ không có giới hạn, quốc gia của riêng mình (không lệ thuộc vào Ngụy, Thục, Ngô), điều khiển quân trong trận chiến (tương tự Heroes 3)…tất cả đều góp phần làm nên một tượng đài mới của nền Webgame chiến thuật Trung Quốc.
Bản đồ trong Nhiệt Huyết Tam Quốc, nơi người chơi có thể chiếm lĩnh cả núi, rừng, sông, suối
Có thể nói, Nhiệt Huyết Tam Quốc 2 là một sự đột phá hoàn hảo của thể loại Webgame chiến thuật lấy chủ đề Tam Quốc. Cái tên này hiện cũng đã xuất hiện trong nhiều diễn đang game Việt Nam, thậm chí đã có đầy đủ hướng dẫn cách chơi trong server tiếng Trung. Nếu đã quá chán nản với những tựa Webgame “cũ kỹ” đang nhan nhản trong làng game Việt hiện nay, các bạn cũng có thể thử dạo qua và có những trải nghiệm đầy thú vị với Nhiệt Huyết Tam Quốc 2.
Các bạn có thể thử trải nghiệm bản tiếng Trung của tựa game thú vị này
tại đây.