Càng ngày, xã hội càng phát triển, các nhà phát hành game cũng phát triển để bắt kịp với xu thế của thời đại. Chính vì thế, các thể loại game, các tựa game ngày một đa dạng và phong phú. Điều đó tất nhiên là tốt chứ, nhưng đáng tiếc, các game thủ của chúng ta lại quên đi mất một thời kì “chung lưng đấu cật” cùng cày một tựa game để khẳng định bản thân mình như ngày xưa.
I. Khi xã hội phát triển, game thủ có quá nhiều sự lựa chọn
Trước đây, số nhà phát hành game lớn chỉ đến trên đầu ngón của một bàn tay. Do đó, dù số người chơi chưa đông như thời điểm hiện tại, các máy chủ của một tựa game nào đó vẫn đông đủ như thường bởi số lượng game trong thời điểm đó là vô cùng ít.
Game ít nhưng rất chất và tạo cho game thủ một niềm say mê nhất định. Còn ở thời nay, khi các thể loại “Sờ-mát-phôn, an-đờ-roi phôn hay uyn-đâu-phôn” đã quá thịnh hành, web game mọc lên như nấm hay các thể loại MOBA game như Liên Minh Huyền Thoại, DOTA 2, 3Q, Thời Đại Anh Hùng đầy rẫy trên cộng đồng mạng. Từ game chất lượng cho tới game rác, các game thủ quá khó để lựa chọn một tựa game hay cho bản thân mình.
Webgame đầy rẫy thị trường Việt.
II. Thời quá khứ hoàng kim
Chắc hẳn các game thủ vẫn nhớ thời của chục năm về trước, mọi người vẫn còn đang say mê với các Lan-Games như StarCraft, Age of Empires, Counter Strike 1.1. Đi đến đâu, mọi người cùng bàn tán về khả năng chơi game của ai đó trong 2 tựa game này. Sau đó là thời của Gunbound. Thời đại Gunbound thịnh hành trong khoảng 2-3 năm trước khi biến mất khỏi máy chủ Việt Nam. Dù sao, tựa game này vẫn đem lại một luồng gió mới với thể loại Game Online đối kháng.
Trong thời kì Gunbound phát triển, 2 tựa game nhân vật nổi nhất MU Online và Võ Lâm Truyền Kì 1 thu hút đông đảo, thậm chí gần hết các game thủ yêu thích “cày cuốc” trên toàn Việt Nam. Thời đó, tất cả đổ dồn về một tựa game nên cảm giác chúng ta đang sống trong một và chỉ một thế giới ảo, không có lựa chọn thứ hai.
Một thời hùng bá của Võ Lâm Truyền Kì 1.
Sau đó, Đột Kích và Phong Thần lấn áp các quán net ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, cơn gió lạ MOBA đầu tiên mang tên DOTA 1 khiến giới học sinh điên đảo một thời. Cái cảnh “Người Người DOTA, nhà nhà DOTA” lan rộng khắp phạm vi cả nước. Bước vào quán net thời đó, khoảng 80% người chơi DOTA, còn lại là các tựa game khác. Khi DOTA 1 kết thúc, mọi thứ dần dần thay đổi theo sự phát triển của công nghệ. Ôi một thời hoàng kim nay còn đâu!!!
Người người DOTA, nhà nhà DOTA.
III. Môi trường game quá tạp nham
Bắt đầu từ khi công nghệ phát triển, các nhà phát hành chủ yếu mua game từ Trung Quốc về thị trường Việt Nam. Dần dần, cái tên Web game nhanh chóng tới tay các game thủ Việt. Dù không thể sánh bằng Client Game về giao diện, đồ họa, lối chơi nhưng Web Game khá nhẹ nhàng, phù hợp với máy cấu hình yếu đồng thời tiện lợi, không tốn quá nhiều thời gian cày cuốc. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta không thể khẳng định Web Game hay Client Game thu hút nhiều game thủ tham gia hơn.
Ngoài ra, các ứng dụng trên “các thể loại phone” cũng đang được quan tâm từng ngày. Dù đơn giản, những tựa game trên di động có ưu điểm giải trí ngay tại chỗ trong khoảng thời gian ngắn nên chúng được các học sinh, sinh viên tranh thủ lúc giờ học, giờ ra chơi hoặc chờ đợi một cái gì đó. Với các nhân viên công sở, trên game trên di động giúp họ thư thái hơn sau giờ làm việc căng thẳng. Được quan tâm từ người chơi đã đành, rất nhiều nhà sản xuất game đang đánh vào mảng Game Mobile nên các tựa game bây giờ trải dài miên man trên các thể loại khác nhau.
Phương tiện giải trí luôn có sẵn.
IV. Những tiếc nuối của làng game Việt
Khi xã hội phát triển, con người phải quay cuồng trong công việc bộn bề nên nhu cầu giải trí nhanh gọn lẹ được quan tâm hơn bao giờ hết. Bởi vậy, việc làng game Việt tạp nham không quá khó hiểu với chúng ta. Chính vì thế, rất nhiều game thủ gắn bó với chặng đường game Việt cảm thấy tiếc nuối khi chứng kiến sự việc trên.
Đầu tiên, mọi người tiếc về phong trào game đang đi xuống trong cộng đồng game thủ. Ngày xưa, người chơi cùng trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm hướng dẫn nhau rất dễ dàng bởi chỉ cần tới quán net. Tất cả hòa nhập vào game, cùng party train, cùng PK, cùng công thành, đi Tống – Kim. Còn giờ, để có thể tụ họp, các game thủ phụ thuộc quá nhiều vào buổi Offline ít ỏi. Vì buổi Offline đông đảo người tới dự, chất lượng thu về cũng không hề cao.
Chiến trường Tống Kim khuấy đảo thế giới ảo.
Tiếp theo, các tựa game chất lượng không còn quá được ưa chuộng. Nhớ thời Võ Lâm Truyền Kì 1 độc bá làng game, tựa game này như một chuẩn mực trong cộng đồng game thủ. Hiện tại, dòng game chính thống thưa thớt dần khiến chất lượng game thủ cũng đi xuống.
Cuối cùng, các tựa game MOBA, đối kháng xuất hiện quá nhiều. Dù có thể phân chia trình độ, những game này đem lại cho game thủ quá nhiều cảm xúc, đặc biệt là hiện trạng cay cú ăn thua. Khi chơi game không đúng cách tức: “Không phải mình chơi game mà là game chơi mình”. Đúng như câu danh ngôn của người chơi game Việt: “Tuy nghèo nhưng vui”. Qua rồi một thời các game thủ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và thay vào đó là những câu chửi tục bất hủ.
Thái độ tiếp cận game dần thay đổi.
>> Nền eSports Việt đang còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại