Nỗi buồn phát triển game Việt Nam vẫn chưa chấm dứt

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 27/07/2013 0:00 AM

Với việc cộng đồng phát triển game không được quan tâm đúng mức, thì nỗi buồn phát triển game Việt Nam sẽ vẫn còn chưa chấm dứt.

Ở thời điểm hiện tại, với việc ra đời của văn bản Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, trong đó có phần hết sức quan trọng đề cập tới việc quản lý game online đã phần nào làm yên lòng những NPH game Việt Nam, các đơn vị đã và đang ấp ủ dự định phát hành những tựa game online được cộng đồng dành sự quan tâm đặc biệt.

Nỗi buồn phát triển game Việt Nam vẫn chưa chấm dứt 1

Với việc phân loại những tựa game thành bốn loại khác nhau thep phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, cộng với những điều kiện dành cho mỗi loại game online, cộng đồng đang đặt kỳ vọng rất lớn rằng việc cấp phép game online từ Bộ Văn hóa, Thông tin và Truyền thông sẽ được tiếp tục trong thời gian tới đây.

Một mặt, những tựa game được cấp phép sẽ có thể yên tâm hơn trong quá trình vận hành, khi vấn đề giấy phép phát hành không còn là điều khiến các NPH lo ngại. Mặt khác, tấm giấy phép cũng chính là một trong những chìa khóa mấu chốt để đem tới thành công cho tựa game, khi game thủ luôn muốn thưởng thức hay bỏ tiền đầu tư vào những tựa game đáng tin cậy, bền vững và bảo đảm quyền lợi chính đáng cho cộng đồng game thủ Việt.

Nỗi buồn phát triển game Việt Nam vẫn chưa chấm dứt 2

Tuy nhiên, đó mới chỉ là những chế tài quản lý của các cơ quan có thẩm quyền đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng như nhà phát hành game online, từ đó giúp cho các NPH có thể nâng cao hiệu quả trong việc hoạt động tựa game online cũng như cạnh tranh tốt hơn ngay trên thị trường trong nước. Trong khi đó, những công cụ hỗ trợ dành cho những đơn vị tự phát triển game tại Việt Nam hầu như chưa cụ thể. Đó cũng chính là cái khó cho các studio game tại Việt Nam hiện nay.

Câu chuyện của chúng ta sẽ không chỉ đề cập tới game online, mà còn có cả những game offline trên khắp các nền tảng từ PC đến mobile đã và đang được người Việt phát triển.

Nỗi buồn phát triển game Việt Nam vẫn chưa chấm dứt 3

Như đã đề cập trong một bài viết trước đây, tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều những đơn vị hay những nhóm phát triển game với 100% nhân sự là người Việt. Tuy nhiên trong số đó, hầu hết đều chỉ là những nhóm làm game quy mô nhỏ, vì đam mê đối với game. 

Trong đó chúng ta có thể kể tới những nhóm phát triển quy mô nhỏ như GamesVTS chẳng hạn. Về lý thuyết, đây là một trang diễn đàn dành cho những người mê game, muốn làm game. Không ít những chia sẻ và hỗ trợ từ mặt hình ảnh, lập trình đến cả âm thanh từ các thành viên của diễn đàn này được đánh giá là vô cùng hữu ích cho những nhà phát triển game mới nhập môn.

Nỗi buồn phát triển game Việt Nam vẫn chưa chấm dứt 4

Tuy nhiên như đã đề cập, đây là một cộng đồng hoạt động phi lợi nhuận. Những kinh nghiệm hay thậm chí là những dự án game đều được các thành viên chia sẻ miễn phí, không vì mục đích tài chính.

Trong khi đó, những đơn vị làm game vì mục đích tài chính lại chỉ có thể được đếm trên đầu ngón tay. Chưa kể, phần lớn những đơn vị hay studio này đều là một bộ phận được tách ra từ công ty mẹ, vốn là một nhà phát hành game online. Thành quả lao động của studio nghiễm nhiên sẽ được nhà phát hành thương mại hóa. 

Nỗi buồn phát triển game Việt Nam vẫn chưa chấm dứt 5

Ngược lại, để tựa game có thể được phát triển với tiến độ ổn định và chất lượng tốt, thì số vốn bỏ ra cũng không phải là ít. Đến bước này, một phần doanh thu phát hành game của NPH sẽ được đổ vào bộ phận phát triển game, ví dụ như VTC Studio hay Game Studio South của VNG chẳng hạn.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, hầu như chưa có bất cứ sản phẩm nào do người Việt Nam tạo ra đạt được thành công về mặt tài chính ngay trên thị trường Việt (chứ chưa nói đến thị trường quốc tế). Chất lượng chênh lệch so với các đối thủ trong khu vực cũng như trên thế giới là một phần, đây là điều hiển nhiên vì chúng ta bắt đầu cuộc chơi chậm hơn rất nhiều so với các nước láng giềng.

Lý do sâu xa cho việc game made in Việt Nam thường gặp phải thất bại, suy cho cùng, chính là việc thiếu đầu tư từ những doanh nghiệp làm game tại nước ta. Khi những tựa game online nước ngoài dần có chất lượng cao lên cả về mặt hình ảnh lẫn âm thanh, cộng thêm với chế tài Nghị định quản lý game online mới tại Việt Nam được ra đời, các nhà phát hành sẽ có thể thoải mái bỏ tiền đầu tư vào những game mà họ cho rằng có thể đem lại thành công tại làng game Việt.

Nỗi buồn phát triển game Việt Nam vẫn chưa chấm dứt 6

Khi việc đầu tư mua game mới, game hay từ nước ngoài sắp sửa trở nên dễ dàng, cố nhiên việc quan tâm đến việc tự phát triển game cũng sẽ bị bỏ bê. Từ đó dẫn tới hệ quả, khoảng cách chất lượng giữa game Việt Nam và game nước ngoài sẽ ngày càng bị nới rộng, đơn giản vì cộng đồng phát triển game không được quan tâm đúng mức.

Ở thời điểm hiện tại, cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong làng game khi nói đến chuyện phát triển game không gì khác chính là Emobi Games, studio đang ấp ủ tựa game nhập vai mang đề tài lịch sử mang tên Sát Thát Truyền Kỳ. Tuy nhiên ngay sau cuộc hội thảo về vấn đề quản lý trò chơi trực tuyến, Emobi Games cho biết rằng họ đang đứng trước rất nhiều khó khăn, và số phận tựa game đang rất được mong chờ này hoàn toàn phụ thuộc vào những thay đổi của thị trường game online Việt Nam.

Nỗi buồn phát triển game Việt Nam vẫn chưa chấm dứt 7

Một nhà sử học đã từng chia sẻ: “Cách đây đã trên dưới 10 năm, khi đó trò chơi điện tử trên Internet mới thâm nhập chưa lâu mà đã sớm tỏ ra hút hồn giới trẻ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói với anh em làm sử chúng tôi rằng cần quan tâm đến kênh giải trí này từ lợi thế truyền bá và tự ông đưa tôi đến một doanh nghiệp tin học khích lệ sự hợp tác giữa hai giới để thiết kế những game Việt khai thác các đề tài lịch sử...”

Đó là niềm hy vọng của bất kỳ ai trong làng game Việt Nam, tuy nhiên với việc cộng đồng phát triển game không được quan tâm đúng mức, thì nỗi buồn phát triển game Việt Nam sẽ vẫn còn chưa chấm dứt.