Game thủ Việt bức xúc vì bị coi như "chó"
Như chúng ta đã biết, cách đây không lâu, Sudden Attack (Biệt Đội Thần Tốc) đã được Dzogame đưa về Việt Nam khi chính thức hỗ trợ, cung cấp dịch vụ với trang chủ tiếng Việt, tuy nhiên, server thì vẫn được đặt ở bên Thái Lan.
Tuy nhiên, chỉ được vài bữa thì các hacker Việt Nam đã bắt đầu lộng hành trong game đồng thời tạo nên nhiều xích mích khi chửi rủa các game thủ nước khác (Indonesia, Singapore,…). Chính vì vậy, phía đối tác
SA@SEA đã phải mở hẳn một cụm server riêng dành cho game thủ Việt.
Điều đáng nói là khi đăng nhập vào, nhiều game thủ đã phải té ngửa khi hay tên server đó chính là Cerberus có nghĩa là Chó Ba Đầu (trong thần thoại Hy Lạp thì Cerberus vốn là một con chó của thần Hades). Ngay lập tức, nhiều người đã chỉ trích rằng NPH cố ý gọi họ là "chó". Việc này đã khiến rất nhiều game thủ nước nhà (kể cả không chơi SA) tỏ thái độ bất bình vì điều này đã xúc phạm đến cả một cộng đồng. Tất nhiên, không ít topic đã được lập để phản đối điều này trên diễn đàn SA.
Thông tin từ phía Dzogame thì việc NPH Asiasoft SEA đặt tên server SA Việt Nam là Cerberus chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi. Bởi lẽ tên server của các nước khác cũng được đặt theo tên gọi của một linh thú bất kỳ của Thần thoại Hy Lạp.
IAH phải chăng là do FPT dựng lên?
Như đã biết, vào khoảng giữa tháng 2 vừa qua thì FPT đã đột ngột tuyên bố sẽ phát hành Kiếm Rồng ở Việt Nam dưới tên gọi gốc Dragonica. Trên thực tế, Kiếm Rồng vốn đã được IAH phát hành ở nước ta vào khoảng giữa năm 2011 và việc FPT phát hành lại MMO này sẽ dẫn đến việc 1 game được phát hành tới 2 phiên bản ở Việt Nam.
Ngay lập tức, rất nhiều game thủ đã khẳng định rằng NPH này đang "bắt cá hai tay". Thực chất, IAH vốn là do FPT dựng lên và việc NPH này phát hành lại Kiếm Rồng chẳng qua chỉ là một chiêu bài để thu hút lại người chơi mà thôi. Không chỉ có vậy, một số game thủ đã đưa ra bằng chứng là hiện nay, Kiếm Rồng của IAH đang khuyến khích game thủ sử dụng trình duyệt Web Inet vốn là phần mềm quản lý Web của FPT. Vậy phải chăng đã có một sự thỏa thuận ngầm nào đó giữa 2 NPH này?
Điều này càng đáng ngờ hơn khi chỉ sau 1 thời gian, FPT đã nhanh chóng "thỏa thuận" được với IAH rằng các server cũ của Kiếm Rồng sẽ được sát nhập lại và được quản lý bởi FPT. Như vậy, FPT đã chính thức độc quyền phát hành Dragonica ở Việt Nam. Dẫu vậy, việc FPT bắt tay với IAH vẫn chỉ là những nghi ngờ của game thủ.
2 game CLGT và VKLchua xuất hiện
Vào cuối tháng 3 vừa qua, game thủ Việt được dịp bàn tán khi SGame bất ngờ ra mắt trang teaser
http://clgt.sgame.vn/. Sẽ không có gì đáng nói nếu như cái tên của dự án này trùng với "tiếng lóng" mà cư dân mạng vẫn hay sử dụng thời gian qua. Thậm chí NPH này còn đưa hình ảnh Ngọc Trinh - Người mẫu đang rất hot tại Việt Nam lên teaser của mình.
Không chỉ có vậy, ngay sau đó ít lâu, 1 tên miền khác gây shock lại xuất hiện với tên gọi "
VKLChua.com". Sau 1 thời gian bàn tán thì bất ngờ, NPH tuyên bố rằng CLGT nghĩa là Chân Long Giáng Thế còn trang VKLChua là viết tắt của game... Vấn Kiếm.
Đến lúc này thì có lẽ, rất nhiều game thủ đã cảm thấy rằng chiêu PR này đã trở nên quá nhảm nhí và lố lăng. Thậm chí, có người chơi còn dự đoán rằng tương lai sẽ còn xuất hiện những MMO có tên như "DKM.com"...
Gamer World of Tanks đứng trước nguy cơ mất trắng
Trong thời gian gần đây, hàng loạt game thủ World of Tanks liên tục bày tỏ thái độ vô cùng tức giận trước thông tin VTC sẽ reset toàn bộ tất cả nhân vật vào ngày 27/4 tới đây, cũng là ngày mà MMOTPS này chính thức Open Beta. Không chỉ có vậy, nhiều gamer còn dọa và lên tiếng tẩy chay World of Tanks Việt và hô hào mọi người trở về chơi server NA.
Thế nhưng, vào ngày 27/4 tới nay, khi phiên bản Open Beta của World of Tanks được tung ra, VTC sẽ reset toàn bộ nhân vật và điều này cũng đồng nghĩa với việc tất cả công sức cày kéo trong vòng 1 tháng nay của họ sẽ bị... mất trắng.
Điều đáng nói hơn là VTC lại ra chính sách... đổi điểm kinh nghiệm bằng VCoin, nghĩa là để lấy lại được số điểm kinh nghiểm đã cày kéo trong thời gian Close Beta, người chơi sẽ phải đổi lại bằng tiền nạp thẻ.
SGame khẳng định không liên quan tới Tam Quốc Truyền Kỳ 2
Có thể nói, Tam Quốc Truyền Kỳ chính là Webgame chiến thuật thành công nhất của năm 2011 với số lượng người chơi cực đông. Trên thực tế, đây chính là quân bài chủ lực của SGame hiện nay.
Tuy nhiên, vào khoảng đầu tháng 3 vừa qua, Webgame Tam Quốc Truyền Kỳ 2 đột ngột xuất hiện và được phát hành. Mới đầu, ai cũng tưởng rằng đây chính là Webgame tiếp theo được SGame phát hành, nối tiếp thành công của Tam Quốc Truyền Kỳ nhưng chính đại diện của NPH này lại phủ nhận.
Vẫn giữ nguyên lối chơi cũ như Webgame TQTK 1, trên thực tế TQTK 2 là một Webgame hoàn toàn khác biệt và đây chỉ là chiêu bài "mượn tên tuổi" của NPH để câu khách. Hơn thế nữa, đồ họa TQTK 2 còn có phần "yếu kém" Webgame mượn danh.