Những “Rào Cản” lớn nhất ngăn cách game thủ với các tựa game

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 14/05/2015 06:20 PM

Ở Việt Nam, game thủ vướng mắc phải rất nhiều vấn đề để tiếp cận các tựa game trên thị trường đương đại.

Như nhiều người đã nói: “Không chơi game thì quá uổng phí cuộc đời học sinh, sinh viên”. Câu nói trên cũng có phần đúng có phần sai bởi một số người vẫn tìm thấy niềm vui đích thực của cuộc sống ngoài game. Tuy nhiên, trong xã hội hiện tại, chúng ta phải công nhận game là một thị trường rộng khắp và ngày càng phát triển trên toàn cả nước.

Dù vậy, chơi game ở Việt Nam được coi là “xấu xa” bởi rất nhiều ảnh hưởng xấu tới cuộc sống mỗi người trong khi đầy rẫy cạm bẫy xã hội xung quanh. Chúng ta cùng nhìn lại những “Rào cản” ngăn cách game thủ với tựa game nhé.

ktx.jpg

I. Xã hội

Xã hội Việt Nam ảnh hưởng nhiều nhất tới giới game thủ bởi xu hướng thiên về kiến thức, thiên về hiểu biết cùng các tấm bằng làm thước đo con người. Bởi vậy, học hành luôn được các phụ huynh đặt lên hàng đầu trong tất cả các lĩnh vực.

Game thì ngược lại, lĩnh vực này chủ yếu tác động tiêu cực tới học tập như tiêu tốn thời gian, tiền bạc và làm phân tâm các học sinh, sinh viên. Vì vậy, ở đấu chúng tôi không biết nhưng nếu game thủ đang ở Việt Nam, xã hội không quá coi trọng người chơi game dù lĩnh vực đang được phát triển và nhân rộng.

mo-thay-hoc-hanh__11239_std.jpg

Ở Việt Nam, chỉ học mới tới thành công.

Nói vậy các game thủ chuyên nghiệp đừng buồn bởi đó là thực trạng hiện nay. Dù có phát triển, ngành công nghiệp game còn khá nhiều khúc mắc và cạm bẫy. Ngoài ra, các tổ chức tài chính như nhà tài trợ, người trả lương còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Trải qua bao Drama về tiền nong giữa các thành viên, các đội tuyển, các tổ chức với nhau, game thủ chuyên nghiệp luôn là những người chịu thiệt thòi nhất. Bởi những “góc khuất” đó, xã hội chưa coi trọng ngành game vì chưa có chiến lược và kế hoạch phát triển trong tương lai.

1-pro-gamer-report-esl-one-0-standard-1020-0-1406039647466.jpg

Game thủ nước ngoài được "đối xử" rất khác so với Việt Nam.

II. Gia đình, các bậc phụ huynh

Gia đình và các bậc phu huynh thường cấm con cái mình chơi game. Tại sao ư? Đơn giản con cái họ thường xuyên trốn học đi chơi game cùng bạn bè ở các quán net. Ngoài ra, bao nhiêu tệ nạn kéo theo như: lấy tiền bố mẹ, nói dối, nhịn ăn sáng,…khiến cha mẹ phải đau đầu trong thời gian dài.

Chính những vấn đề ngay trước mắt đã ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lí của các bậc phụ huynh khiến họ phải ngăn cản bằng được con cái mình đến tới game. Nhiều hình phạt đòn roi, chửi mắng được đưa ra mỗi khi họ bắt tại trận người con của mình đang say sưa bên cạnh một màn hình máy tính.

1_(2)_08042015035806.jpg

Đang chơi bị ba mẹ gank.

Ngoài ra, các gia đình phản đối chơi game vì những tác động đến vấn đề học tập. Đa số những ai chơi game thường có dấu hiệu học hành sa sút, bỏ bê công việc trong thời gian dài dẫn tới chểnh mảng, tâm lí bất ổn. Thêm vào đó, người làm cha làm mẹ còn hiểu được game sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con cái họ bởi nếu cứ ngồi lì một chỗ, người chơi sẽ mụ mị đầu óc, sức khỏe giảm sút, chân tay yếu dần, các bệnh lí bắt đầu xuất hiện.

kiệt sức.jpg

Tuy nhiên, một phần khác ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lí người làm cha làm mẹ đó là xã hội. Ví dụ nhé, khi bố mẹ bạn bị người khác nói rằng: “Thằng quý tử của anh/chị đang chơi ở quán net kìa”…, ai chẳng cảm thấy xấu hổ. Bởi trong mắt mọi người, “chơi game” rất xấu. Cũng có thể họ không hiểu tâm lí con cái nhưng dù sao đi nữa, các game thủ ở Việt Nam tiếp cận game một cách rất tiêu cực. Vì thế, cha mẹ ghét game là chuyện hoàn toàn dễ hiểu thôi.

III. Thầy cô giáo

Thầy cô giáo có nhiệm vụ giáo dục học sinh mình ngoan ngoãn. Do đó, họ phản đối học trò mình chơi game là điều tất nhiên. Thầy cô giáo cũng giống như cha mẹ thôi bởi mọi người luôn muốn con người phát triển theo hướng tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất chính là cách giáo dục. Vì không có quyền dưỡng dục (vừa nuôi vừa dạy bảo) trong tay, thầy cô giáo chỉ có thể báo cáo với phụ huynh học sinh. Điều đó mang lại khá nhiều ức chế cho lứa tuổi học sinh nhưng hãy hiểu rằng họ cũng chỉ muốn tốt cho mọi người mà thôi.

20120531144955_thayco.JPG

Thầy cô thường "đối tốt" với học sinh bằng cách mách cha mẹ.

IV. Tâm lí cộng đồng

Khi hỏi bất cứ một ai không chơi game, nếu hỏi về: “Game có tốt hay không”?, 7-8 người đều trả lời là không. Điển hình, chương trình thời sự VTV lúc 7h tối thường lên những tin về tệ nạn trong làng game để cảnh tỉnh các game thủ cũng như phụ huynh trong toàn cả nước chứ gần như chẳng bao giờ nói về lợi ích của game. Game không phải là xấu, tuy nhiên cách tiếp cận game của người Việt hoàn toàn sai lầm.

img20150413182654471.jpg

Một bản tin hiếm có về mặt tốt của game - SF5 lên ngôi vô địch GPL.

Chính vì tâm lí của mọi người cũng là rào cản khiến ngành game ở Việt Nam không thể tiến xa. Không được quan tâm từ mọi người, bị coi là xấu xa, dù những người tài giỏi ở lĩnh vực này, họ cũng sẽ mắc phải rất nhiều rào cản để tiến tới môi trường chuyên nghiệp. Câu hỏi hiện tại được đặt ra: “Liệu bao giờ ngành game Việt Nam mới đạt tới môi trường Hàn Quốc chỉ ở hiện tại mà thôi”???

>> Liên Minh Huyền Thoại: Cái kết "đắng lòng" của thanh niên băng trụ