- Theo Trí Thức Trẻ | 21/08/2015 03:39 PM
Kế thừa nền đồ họa tinh giản và cả lối chơi đậm tính chiến thuật của series Fire Emblem, sau 1 tuần ra mắt, webgame RPG turn-based Săn Rồng đã nhanh chóng thu hút các fan chiến thuật tại nước nhà. Mặt khác, lối chơi trái ngược so với các webgame “mỳ ăn liền” từ trước đến nay cũng đặt ra thách thức cực lớn cho game thủ khi tiếp xúc với sản phẩm này.
Săn Rồng (http://sanrong.vn) phát hành bởi NPH aMO. Game đã có khởi đầu thành công với 5 server và hàng trăm nghìn lượt chơi sau tuần đầu ra mắt
Tướng xịn phải cầm vũ khí “cùi”
Có 2 tiêu chí để xác định sức mạnh tướng trong săn rồng là chỉ số cơ bản và chỉ số vũ khí. Chỉ số cơ bản là cố định, còn chỉ số vũ khí có thể nâng cấp để nhân vật dùng được vũ khí khủng hơn. “Éo le” là trong game số lượng tướng có chỉ số vũ khí cao cực kỳ hiếm, nguyên liệu để nâng cấp lại rất đắt đỏ nên dù sau 1 tuần khai mở, phần đa người chơi sở hữu tướng xịn (Cấp A, S, SS) đều đang chỉ dùng vũ khí cấp thấp (D, E).
Điều này thể hiện sự trái ngược của Săn Rồng so với các game online khác: Dù đập nhiều tiền bạn cũng chưa chắc sở hữu tướng “khủng”, mà phải cực kỳ kiên trì qua mỗi hoạt động, phụ bản và cả may mắn nữa. Do đó, bên cạnh ý nghĩa thực chiến nó còn thể hiện ý chí và bản lĩnh của nhà cầm quân.
Phụ bản nhiều nhưng thể lực ít
Phụ bản là tính năng hấp dẫn nhất trong Săn Rồng nhờ số lượng dồi dào (hơn 40 phụ bản) và phần thưởng giá trị như vàng, exp, trang bị phẩm chất cao. Để tham gia các phụ bản này, bạn cần phải có “thể lực” – loại điểm đặc biệt tích lũy khi online, làm nhiệm vụ. Song điểm này tích lũy rất chậm nên vấn đề “hết thể lực” cũng làm không ít game thủ đau đầu.
Thay vì khuyến khích người chơi liên tục cày cuốc vượt số lượng phụ bản đồ sộ, Săn Rồng lại làm điều ngược lại khi hạn chế auto liên tục mà yêu cầu bạn tự mình online đủ thời gian nhất định. Cách thức này tuy có phần lạ lùng và khiến phần đa game thủ dã quen với auto gặp khó khăn bước đầu, nhưng không thể phủ nhận đây là bước đệm hiệu quả xây dựng nên cộng đồng đông đảo, nhiệt huyết hơn hẳn.
Kiếm tiền lâu, tiêu tiền nhanh
Săn Rồng sử dụng loại tiền tệ trong game là Vàng. Game thủ có thể kiếm Vàng qua hoạt động, nhiệm vụ, phụ bản,... để chi trả cho tất cả các nhu cầu thiết yếu như: Mua vật phẩm hồi máu, hồi sinh, đạo cụ. Vàng trong game rất khan hiếm do mức thưởng thấp (chỉ từ 100 – 1.000 Vàng), giá vật phẩm lại cực cao (từ 2.000 – 10.000 mỗi loại).
Ước tính chi tiêu trong Săn Rồng đắt gấp 2 – 3 lần các webgame cùng thể loại. Cộng với chính sách “dị” không cho đổi VNĐ ra Vàng, không cho giao dịch Vàng buộc người chơi phải tích cực tham gia hoạt động trong game nếu không muốn “nghèo rớt mồng tơi”.
Có thể thấy, những “nghịch lý” của Săn Rồng đang gây nhiều khó khăn nhưng cũng tạo động lực cho game thủ dần xây dựng lối chơi chủ động, rèn luyện kỹ năng phát triển đội hình và nâng cao tư duy chiến thuật.
Đây chính là lý do khiến phần đông người chơi dù thường xuyên “kêu ca” nhưng vẫn kiên trì gắn bó, khám phá game. Đặc biệt là đối với những ai mong muốn tìm về cảm giác “cân não” ở các game chiến thuật 8-bit thời đầu thay vì phong cách “rảnh tay” như phần đa webgame RPG turn-based hiện nay.
Teaser: http://sanrong.vn
Fanpage: http://facebook.com/sanrong.vn
Groups: http://facebook.com/groups/sanrong.vn