"Thương trường là chiến trường" - Câu nói đã quá quen thuộc với người dân trên toàn thế giới, đồng thời phản ánh phần nào sự thật của thị trường kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp muốn sống sót giữa thời buổi cạnh tranh ác liệt ngày nay thì chắc chắn phải thực sự vững vàng trước đòn đánh của các đối thủ xung quanh.
Với game online cũng vậy, kể từ khi nó gia nhập dải đất hình chữ S đến nay không biết bao nhiêu chiến dịch truyền thông đã được thực hiện để phục vụ cho mục đích cạnh tranh. Như một quy luật bất thành văn, các NPH hiếm khi chỉ đích danh nhau để phản bác, tố cáo hoặc "ném gạch", tuy nhiên hiếm không có nghĩa là không thể xảy ra, hãy cùng điểm lại một số sự việc như thế trong lịch sử GO nước nhà gần 1 thập kỷ qua.
Ngạo Kiếm bị tố lừa đảo
Đây là sự việc diễn ra gần nhất, gần đây cư dân mạng bắt đầu nóng lên với những
màn "tố cáo" khá lộ liễu xuất phát từ fanpage zingme của
Kiếm Thế web mà đối tượng chịu trận là
Ngạo Kiếm. Bài viết mới nhất trên blog này có tiêu đề "
Ngạo Kiếm lừa đảo gamer", ngoài ra nhiều bài viết từ chủ blog còn mang nội dung tiêu cực như: "
Ngạo Kiếm tích cực thu tiền trước giờ đóng cửa", "
Ngạo Kiếm lừa đảo gamer, sợ quá"...
Chủ nhân blog Kiếm Thế web liên tục "ném gạch" vào Ngạo Kiếm.
Dĩ nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy người quản lý blog Kiếm Thế web là nhân viên VNG hoặc có liên hệ với VNG, dẫu thời gian qua các chùm ảnh Việt hóa in-game được tung lên đây. Tuy vậy nhiều game thủ vẫn tỏ ra không bằng lòng với cách "ném đá" lộ liễu như thế.
Trên diễn đàn, một số thành viên mặc nhiên gán chủ nhân của blog Kiếm Thế web chính là VNG, vì thế họ cho rằng một NPH lớn và tầm cỡ không nên làm chuyện "thấp tầm" là tố cáo đối thủ đích danh. Có điều dù sao việc này cũng khiến cuộc đua "tam kiếm" thêm phần hấp dẫn.
Thiên Hạ bị tố là giả
Nếu còn nhớ, hồi đầu tháng 05 vừa qua NPH Todagame tiết lộ mình sắp phát hành webgame
Thiên Hạ (tên gốc là
Hiệu Lệnh Thiên Hạ), khiến cuộc đua "tam quốc" từ song mã trở thành tam mã (trước đó có
Vương Triều Chiến và
TQTK). Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như ngay sau đó, có một số nguồn tin cho rằng dự án
Thiên Hạ thực chất
chỉ là "đòn gió" nhằm quảng bá cho webgame
Vương Triều Chiến của OneWorld.
Địa chỉ IP của 2 website todagame.com và 123game.vn trùng nhau là khởi nguồn của tin đồn.
Nạn nhân của tin đồn trên dĩ nhiên là Vương Triều Chiến và Thiên Hạ, vì thế khỏi cần nói nhiều người cũng có thể liên tưởng đến ai đứng sau cổ vũ mạnh mẽ nhất cho sự việc này. Ngay sau đó, đại diện Todagame đã phải lên tiếng đính chính vấn đề bằng loạt ảnh Việt hóa, sau này trò chơi ra mắt và chấm dứt mọi xì xào.
Có điều, dường như một phần vì lời đồn ác ý nên Thiên Hạ chào đời không mấy thành công, tụt lại hẳn so với Tam Quốc Truyền Kỳ của SGame. Dĩ nhiên nguyên do phần lớn là tới từ chất lượng game chưa thực sự vượt lên và truyền thông cũng kém.
Chúa Tể Phục Sinh bị tố "đạo" hình ảnh
Cách đây khá lâu, hồi đầu năm 2010 xảy ra sự việc ông Võ Đức Thịnh, giám đốc VGame cho rằng giao diện trên website
Chúa Tể Phục Sinh đã
"vô tình" sử dụng trái phép kiến trúc Nhà Nghị Sự trong webgame
Anh Hùng Online, đồng thời ông cũng cho hay sẽ soạn thảo công văn gửi sang NCS Media về vấn đề trên.
Kiến trúc Nhà nghị sự trong AHO (trên) và hình ảnh lâu đài trên website CTPS (dưới) giống hệt nhau.
Xem qua hình ảnh so sánh, chắc hẳn bất kỳ ai cũng nhận ra rằng hai sản phẩm trên cùng một gốc. Mọi chuyện sẽ không có gì căng thẳng nếu NCSMedia sử dụng từ nguồn "free", nhưng VGame cho biết đối tác nước ngoài của hãng khẳng định hình ảnh Nhà Nghị Sự là do họ thiết kế hoàn toàn và chưa hề cấp quyền cho bất cứ doanh nghiệp nào khác tại Việt Nam.
Rốt cuộc kết quả của câu chuyện "tố cáo" này ra sao vẫn chưa rõ ràng. Chỉ biết rằng hiện tại Chúa Tể Phục Sinh đã đóng cửa vì làm ăn bết bát, còn Anh Hùng Online cũng không thực sự nổi bật gì.
Lùm xùm vụ việc Audition
Cư dân mạng mà đặc biệt là các fan của Audition chắc vẫn còn nhớ vụ việc lùm xùm giữa VNG và VTC Game khi cả hai đều khẳng định mình nắm quyền phát hành trò chơi này hồi tháng 09/2009. Đây có lẽ là sự cố hiếm hoi nhất khi đại diện lớn của cả 2 bên đều lên tiếng phản bác lẫn nhau.
Audition chút nữa đã thuộc về VNG?
Cụ thể, ông Lê Hồng Minh, giám đốc VNG tự tin khẳng định VNG đã ký được hợp đồng phát hành Audition (vì VTC Game hơi chậm trễ gia hạn hợp đồng). Ngay sau đó, ông Trần Phương Huy, giám đốc VTC Game thẳng thừng tuyên bố lời nói trên là không chính xác, không đúng sự thật. Cuộc chiến giành quyền kiểm soát "bà đầm già" trở nên thực sự sốt và là tâm điểm của cộng đồng.
Cuối cùng, không rõ 2 bên có giảng hòa hay trao đổi gì với nhau không mà Audition tiếp tục thuộc về VTC Game đến tận ngày nay. Cả hai phía từ chối tiết lộ bất cứ thông tin gì và mọi chuyện dần chìm vào quên lãng.