Những căn bệnh cố hữu của Webgame Việt

SmiLe  | 21/03/2012 0:00 AM

Có lẽ, những căn bệnh này vẫn sẽ khó có thể được chữa lành nếu các NPH vẫn tiếp tục đưa về nước các Webgame có xuất xứ từ Trung Quốc.

Chơi vài tháng là vắng tanh
 
Một đặc điểm đáng buồn của các Webgame Việt khiến chúng thường được ví như một món "mỳ ăn liền" được các NPH tung ra để câu tiền của game thủ. Có thể, vào lúc đầu khi game mới phát hành, số lượng người chơi tham gia là rất đông nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, phần lớn người chơi đều nhảy sang các Webgame khác hay tạo lại nick ở các server mới mở thêm.
 
 
Điều này đã khiến cho các server cũ của game trở nên "vắng vẻ" đến khó tin. Thậm chí, nhiều người chơi còn từng than vãn rằng server mình đang chơi còn lại chưa đến nổi 100 người. Lý do duy nhất họ vẫn cố duy trì nhân vật là bởi cảm thấy tiếc số tiền cùng công sức đã đầu tư vào game mà thôi.
 
Đi tìm nguyên nhân của căn bệnh này, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được rằng đó là do các Webgame này vốn không có nhiều đặc sắc, người chơi mau cảm thấy chán mà bỏ game cũng như chính sách mở server liên tục để thu lời từ phía NPH.
 
Webgame nào cũng giống nhau
 
Sau hàng loạt các Webgame "cùng mẹ" 4399 thì hiện nay, làng game Việt lại liên tiếp được đón nhận các Webgame chiến thuật có lối chơi giống hệt nhau. Sau Tam Quốc Truyền Kỳ, lần lượt các Webgame chiến thuật ăn theo như Ngọa Long, Bá Nghiệp Xuân Thu, Ngũ Hổ Tướng và mới đây là Tam Quốc Truyền Kỳ 2 được ra mắt.
 
 
Quả thực, ngoài đồ họa, cốt truyện hay một vài tính năng phụ khác thì chúng ta sẽ rất khó để tìm ra điểm khác biệt giữa các Webgame chiến thuật này. Đành rằng thể loại nhập vai có thể giống nhau nhưng đến Webgame chiến thuật cũng liên tục bị "đạo" lại như hiện nay thì thật đáng buồn.
 
Điều này đã khiến cho game thủ Việt trở bị "bội thực" bởi Webgame. Họ bội thực không phải vì số lượng Webgame quá nhiều mà bởi vì Webgame nào cũng giống Webgame nào, không có gì đổi mới nhưng chúng vẫn cứ liên tục được phát hành.
 
Đồ họa chỉ thuộc tầm trung
 
Không chỉ có gameplay bị giới hạn mà đồ họa của các Webgame Việt cũng chỉ ở mức trung bình. Thậm chí, nhiều Webgame còn bị nhận xét là quá... xấu, lòe loẹt và rối mắt. Đếm đi đếm lại, các Webgame vẫn chỉ dừng chân lại ở mảnh đất 2D cũ kĩ trong khi hầu hết các Webgame mới trên thế giới hiện nay đều là 3D với nền đồ họa không thua gì game cài đặt thông thường.
 
 
Hiện nay, đại đa số game thủ Việt đều phải chơi các Webgame có đồ họa quá thấp và có lẽ, tình trạng này vẫn sẽ tiếp tục tồn tại trong tương lai, khi mà các NPH vẫn cứ liên tiếp đưa về những Webgame có xuất sứ từ Trung Quốc.
 
Dễ cày clone
 
Căn bệnh cuối cùng của làng Webgame Việt chính là không thể hạn chế được số lượng "clone - nick phụ" đang tồn tại chìm nổi trong game. Trên thực tế, số tài khoản đang hoạt động thường phải gấp 9, 10 lần lượng người chơi thực bởi ở các Webgame này, game thủ có thể dễ dàng tạo và chơi một lúc nhiều account để bot.
 
 
Cách đây không lâu, nhiều người đã khá... shock khi nghe tin có một game thủ cày tới 5, 6 chục tài khoản cùng lúc ở một Webgame chiến thuật. Thậm chí, game thủ này còn độc chiếm hẳn một tòa thành rồi cho các tài khoản tự đánh lẫn nhau để bot. Qua đây, chúng ta có thể thấy mức độ Multi-account của Webgame khủng khiếp đến mức nào.
 
Xem thêm:

game online