Game kiếm hiệp - thể loại quen thuộc đến mức không thể quen thuộc hơn tại làng game Việt liệu đã đến thời kỳ thoái trào? Có lẽ câu trả lời là chưa bởi phần đông người chơi trong nước vẫn còn “nặng tình” với dòng game này. Mỗi thông tin về một tựa game kiếm hiệp tầm cỡ sắp về nước thường trở thành tâm điểm bàn tán của cộng đồng.
Kể từ Võ Lâm Truyền Kỳ, game kiếm hiệp đã không còn xa lạ với game thủ Việt
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, thể loại Kiếm hiệp nhiều fans nhưng anti-fans cũng chẳng ít. Mỗi một game về nước là một lần hai phe “đại chiến” trên khắp các diễn đàn, trang tin. Mới đây, những thông tin hé lộ về
Đại Minh Chủ - một game online kiếm hiệp trên Smartphone do Emobi, một studio Việt sản xuất càng dấy lên nhiều tranh cãi.
Người Việt có nên làm game kiếm hiệp?
Nhiều game thủ cho rằng, Emobi nên trung thành với đề tài game thuần Việt, cốt truyện Việt như
7554,
Sát Thát Truyền Kỳ. Việc phát triển game kiếm hiệp khiến Emobi mất đi bản sắc vốn có, làm mất đi “giá trị Việt” của mình. Cũng có game thủ ủng hộ, cho rằng chỉ cần là game “made in Viet Nam” thì dù là đề tài gì vẫn được ủng hộ.
Vậy cần nhìn nhận vấn đề đang nóng hổi này như thế nào?
Người Việt làm game kiếm hiệp: 3 điều lợi
Thứ nhất, các tiểu thuyết, phim truyện kiếm hiệp đã “ăn sâu bén rễ” vào thế hệ 8x, đầu 9x. Gần như 100% các game-designer hiện nay thuộc thế hệ 8x, các nhân vật, cốt truyện kiếm hiệp vốn quen thuộc và gần gũi giúp việc phát triển game thuộc thể loại này trở nên đơn giản hơn rất nhiều so với tưởng tượng ra một không gian hoàn toàn mới, những nhân vật mới và cốt truyện mới. Các studio Việt Nam có thể dễ dàng xây dựng một thế giới kiếm hiệp độc đáo, mang lại những trải nghiệm lý thú cho game thủ.
Những nhân vật kiếm hiệp quen thuộc qua nét vẽ của người Việt
Thứ hai, cộng đồng chuộng đề tài kiếm hiệp vốn cực đông đảo tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận game sở trường do chính người Việt phát triển thay vì ngồi đợi các Nhà phát hành mua về nước. Cùng là đề tài kiếm hiệp, nhưng trải nghiệm một thế giới kiếm hiệp có bàn tay người Việt xây dựng chắc chắn sẽ lý thú hơn một game ngoại nhập.
Thứ ba, thay vì ủng hộ Perfect World, Shanda Games hay hàng loạt những Nhà làm game tầm cỡ của nước bạn, chúng ta có thể đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp game nước nhà. Các studio Việt đang tìm hướng phát triển, việc làm mới một đề tài cũ, học hỏi gameplay, đồ họa từ những game hàng đầu là điều cần thiết và dễ hiểu. Ngay cả tại chính những thị trường game hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, việc “mô phỏng”, “ăn theo” cũng là “chuyện bình thường ở huyện”.
Liệu có phải chỉ những game Việt, cốt truyện Việt mới cần được ủng hộ?
Và những điều lo ngại
Tất nhiên, một game thuần Việt, cốt truyện Việt, nhân vật Việt luôn được đánh giá cao hơn một game Việt lấy cốt truyện Kim Dung, Cổ Long. Điều nhiều game thủ lo ngại đó là sợ rằng những studio hàng đầu trong nước sẽ vì cơn bão thị trường, vì đồng tiền mà “a dua”, chạy theo những đề tài ăn khách, bỏ “hồn Việt” lại sau lưng.
Liệu đề tài kiếm hiệp có khiến các studio Việt mất đi bản sắc và sự sáng tạo?
Nhiều game thủ thậm chí hạ thấp Emobi vì phát triển
Đại Minh Chủ ăn theo gameplay của các trò chơi Top đầu Châu Á, ăn theo đề tài kiếm hiệp luôn đắt khách tại Việt Nam. Điều này khiến nhiều studio trong nước đang có tham vọng phát triển bằng những game đi theo xu hướng trở nên e dè.
Tạm kết: Những giấc mộng lớn luôn bắt đầu từ việc làm nhỏ nhưng thiết thực. Biết đâu việc học hỏi các game đình đám tại Châu Á sẽ khiến Emobi tiến xa hơn với Đại Minh Chủ. Câu hỏi về người Việt làm game kiếm hiệp vẫn còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, hi vọng bằng nỗ lực của các studio Việt, game thủ nước nhà sẽ được tiếp cận với những tựa game kiếm hiệp độc đáo và hấp dẫn.