Trong lịch sử những trận chiến thời Hán Sở xưa, có thể nhận thấy sự quan trọng không thể thiếu của Bộ Binh, đơn vị chủ lực trên chiến trường. Một chiến dịch lớn, quan trọng không bao giờ có thể thiếu được bộ binh. Ngoài việc làm rào chắn cho các binh chủng khác, bộ binh có thể tấn công bất ngờ vào điểm yếu của trận đồ đối phương, giúp phá vỡ thế trận và bao vây quân địch.
Điều phối và dẫn dắt bộ binh trong cầm quân, bố trận là điều khó hơn rất nhiều so với các đơn vị khác. Đó không chỉ bởi vấn đề quân số rất đông, yếu thế mà còn bởi sự tính toán để đem lại hiệu quả cao nhất, tận dụng được sức mạnh của bộ binh để giành chiến thắng.
Trong
Bát Quái Trận Đồ, Bộ Binh được chia làm 3 loại binh chủng gồm:
Kích binh,
Đao binh và
Cung binh. Mỗi loại binh chủng đều có những khả năng, ưu điểm và nhược điểm riêng.
Kích binh:
Luôn là binh chủng đi tiên phong trong mọi trận đánh, kích binh sử dụng vũ khí của mình dàn đều phía trước, vừa có tác dụng làm lá chắn gây sát thương cho những ai muốn vượt qua lại vừa có thể tấn công cự li gần được.
Kích binh khắc được Kỵ binh, Chiến xa do sử dụng vũ khí dài, có thể tấn công, móc đối phương trên ngựa. Tuy nhiên lại dễ dàng bị tấn công bởi Nỏ xa, Thạch xa do sức phòng thủ kém và di chuyển chậm. Đặc biệt, Kích binh rất dễ bị Cung kỵ tiêu diệt bằng lối đánh “hit and run”.
Trong trận hình, nên sắp xếp cho Kích binh ở phía trước, vừa tấn công vừa che chắn cho các binh chủng phía sau. Mặc dù tiến chậm nhưng có thể bảo toàn các binh chủng quan trọng. Nếu gặp trận hình cho nỏ xa hoặc cung kỵ, cần tăng thêm một binh chủng có phòng thủ cao hơn, đó là…
Đao binh:
Cùng là bộ binh nhưng Đao binh có khả năng phòng thủ cực tốt trước cung, nỏ nhờ được trang bị khiên. Kỹ năng đầu tiên giúp Đao binh giảm 50% sát thương khi đối mặt với Cung kỵ và Nỏ xa. Hơn nữa khi Đao binh tham gia “kết trận hình” có thể giảm được 30% sát thương cho các binh chủng khác có cùng đặc tính kết trận ở xung quanh.
Có thể thấy, Đao binh là đội quân phòng thủ hữu hiệu nhất trong
Bát Quái Trận Đồ. Tuy nhiên, vì tốc độ chậm nên Đao binh cũng giống như các bộ binh khác dễ bị đưa vào tầm bắn của Cự thạch xa (máy bắn đá). Ngoài ra, có thể chặn đứng đường tiến của Đao binh bằng Chiến xa.
Cung binh:
Sức phỏng thủ kém, tốc độ không cao và độ cơ động cũng ở mức trung bình nhưng bù lại, Cung binh có khả năng bắn xa với lực sát thương rất lớn. Binh chủng này thường được xếp sau Đao binh, trở thành một trong những tổ hợp khó công phá nhất trong Bát Quái Trận Đồ.
Sát thương của Cung binh là cao nhất trong Bộ binh, cao hơn cả Cung kỵ, xác suất gây bạo kích lớn.Đặc biệt với kĩ năng “Cường nỏ” có thể bắn xuyên giáp, làm giảm phỏng thủ đối phương 10% sau mỗi lần tấn công, đây là cơn ác mộng đối với mọi binh chủng khác.
Đây là đội quân quan trọng nhất trong Bộ binh, có thể tạo ra những bất ngờ lớn trong mỗi trận đánh, góp phần thay đổi tình thế. Điều này còn tùy thuộc nhiều vào cách bố trí trong trận hình, từ đó nghiệm ra những cách thức hiệu quả nhất.
“Lỡ nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công”. Trong Bát Quái Trận Đồ không có binh chủng “phế”, chỉ có chiến tướng không biết mạnh quân. Sắp xếp, bố trận hợp lý là yếu tố tiên quyết để dành chiến thắng trong tựa game chiến thuật – lịch sử quân sự Bát Quái Trận Đồ.