- Theo Trí Thức Trẻ | 24/08/2015 06:20 PM
Màu sắc có tầm quan trọng ở hầu hết mọi khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý, nghệ thuật và thiết kế. Nó là một công cụ hữu ích giúp các artist tạo ra cảm xúc, giúp các game designer nhấn mạnh các chức năng trong game.
Trong bài viết này chúng ta sẽ đi sâu phân tích các chức năng của màu sắc trong game, các công nghệ đã thay đổi như thế nào để cải thiện hiển thị màu sắc và màu sắc ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của chúng ta.
Chức năng của màu sắc trong game
Chức năng chính của màu sắc là để xác định các đối tượng một cách dễ dàng hơn. Và quả thật, việc sử dụng màu sắc trong game phản ánh đúng điều này. Chúng ta tạo ra những quả táo đỏ trong game bởi vì ngoài đời thực chúng cũng có màu đỏ và như vậy chúng ta có thể nhận ra chúng dễ dàng hơn trong game. Nhưng màu sắc có nhiều chức năng khác trong game, chẳng hạn như trong art, design và film. Phần này mô tả một trong số đó.
Emotion - Cảm Xúc
Màu sắc là một phương pháp hữu hiệu để bộc lộ cảm xúc.
Sau đây là một ví dụ cơ bản với cùng một bối cảnh nhưng được thể hiện với những màu sắc khác nhau. Và do đó, mỗi người có một tâm trạng khác nhau.
Color Grading (Chỉnh sửa màu sắc) là một phương pháp được sử dụng một cách phổ biến (được chuyển thể từ film) để điều chỉnh màu sắc của các game; thường với mục đích thay đổi tâm trạng của người xem. Dưới đây là một ví dụ về một hình ảnh được kết xuất với những Color Grading khác nhau:
Đôi khi, một sự thay đổi màu sắc cũng có thể hữu ích để giảm nhẹ tác động của cảm xúc. Ví dụ, để giảm thiểu yếu tố bạo lực, một số game sử dụng màu xanh thay cho màu đỏ của máu để có thể vượt qua các yêu cầu kiểm định cấp giấy chứng nhận (như ở Đức).
Branding and Fashion - Thương hiệu và Xu hướng
Màu sắc đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của game và khiến cho người xem ngay lập tức nhận ra ngay game đó, chẳng hạn như: màu xanh da trời và màu cam là đặc trưng của game Portal, màu đỏ tươi là củaMirror's Edge, màu đỏ thẫm là của Super Meat Boy, màu xanh tía là của Super Mario Bros và màu hồng đậm là của Hotline Miami.
Ngoài ra để tăng tính nhận biết của game, màu sắc cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chuyển tải đối tượng sử dụng: ví dụ, màu sắc tươi sáng được sử dụng nhiều hơn trong các casual game, trong khi những màu có nhiều sắc thái hơn được sử dụng trong các core game.
Sự lựa chọn của màu sắc trong game thường bị ảnh hưởng bởi xu hướng. Dưới đây là các mẫu màu sắc phổ biến nhất trong bốn thời điểm khác nhau, trải qua ba thập kỷ.
Năm 2012, cho thấy có một sự thay đổi rõ ràng chiếm ưu thế thiên về màu xanh da trời và nâu/cam. Game Xaphan giảm thiểu các màu sắc sống động (làm cho game đồng nhất và đơn sắc hơn) và sử dụng các bóng tối và ánh sáng trong môi trường để thể hiện chủ nghĩa hiện thực. Rất nhiều game khác cũng áp dụng phương pháp tương tự trên để tăng chủ nghĩa hiện thực cho game.
Visual Hierarchy - Hệ thống phân cấp trực quan
Các yếu tố của một bối cảnh game tạo thành một hệ thống phân cấp tự nhiên quan trọng. Ví dụ, đầu tiên là những người chơi, tiếp đến là những kẻ thù, tiếp đến đến là các đối tượng tương tác, tiếp đến là các yếu tố background. Màu sắc có thể giúp tạo cho hệ thống cấp bậc này một trực quan rõ ràng.
Trong các tác phẩm trực quan, chẳng hạn như bức tranh và phim ảnh, nguyên tắc này được sử dụng để hướngtập trung thị giác của người xem với những điều quan trọng. Trong các tác phẩm tương tác, điều này thậm chí còn quan trọng hơn, bởi vì nó giúp người chơi tập trung với những điều họ cần thực hiện: hướng đi, kẻ thù cần tấn công và những thứ họ cần thu lượm trong quá trình họ chơi.
Giá trị, độ bão hòa và màu sắc đều có thể được sử dụng để phân biệt các yếu tố quan trọng.
Progression - Sự tiến triển
Màu sắc có thể giúp cung cấp cho người chơi một cảm giác của sự tiến triển: một cảm giác về sự thay đổi của thời gian hay không gian. Ví dụ, trong game Journey, sự thay đổi trong tâm trạng nhân vật đi đôi với sự thay đổi của màu sắc.
Trong game Geometry Dash, các background được thiết lập với những màu sắc của cầu vồng, với một mục đích là làm cho các cấp trong game trở nên rõ ràng hơn (bạn có thể xem ở hình bên dưới).
Mechanics - Cơ chế
Một số game khai thác màu sắc cho những cơ chế mới.
Exit Palette là một puzzle game sở hữu một cơ chế pha trộn màu sắc. Mục đích là để vượt qua mỗi cấp độ trong game bằng cách vẽ các đối tượng với những màu sắc khác nhau. Màu sắc khác nhau cho các đối tượng có thuộc tính khác nhau (chẳng hạn như làm cho chúng bay lên trên) và bằng cách trộn đúng màu sắc, bạn có thể cho phép các đối tượng sở hữu những thuộc tính cụ thể để giải quyết các câu đố.
Hue là một game nơi mà người chơi phải thay đổi màu sắc trong thế giới để làm cho một số đối tượng biến mất.
Game Dayz có cơ chế pha trộn màu sắc nơi những tấm vải có thể được nhuộm bằng thuốc nhuộm với các màu sắc cơ bản. Bằng cách pha trộn các màu sắc với những tỷ lệ khác nhau, sẽ cho ra những màu sắc mới.
Game Blendoku đòi hỏi bạn sắp xếp từng khối màu theo một thứ tự cho sẵn từ đậm đến nhạt hoặc từ màu nóng đến màu lạnh. Game Huedoku cũng có chung ý tưởng như vậy nhưng chỉ trong một khối màu. Những game tương tự như Online Color Challenge cho phép bạn sắp xếp 4 bộ mẫu trong 1 khối màu.
Brandseen là một game dựa trên việc ghi nhớ màu sắc: người chơi được yêu cầu nhận diện màu sắc của các thương hiệu nổi tiếng và sẽ ghi được điểm nếu đoán ra được thương hiệu đó.
Signifiers and Identifiers - Dấu hiệu và nhận dạng
Màu sắc trong game được sử dụng để xác định các yếu tố khác nhau và cảnh báo những người chơi thuộc tính của các yếu tố.
Identifiers - Nhận dạng
Nhận dạng màu sắc (còn được gọi là glyphs- hình ảnh của một đối tượng) được sử dụng để phân nhóm và phân biệt các yếu tố trong game, chẳng hạn như để phân biệt người chơi, phân biệt các nhân vật và phân biệt các khu vực trong game.
Một glyph màu sắc chuẩn nên phân biệt được các yếu tố cạnh tranh hoặc loại trừ nhau trong cùng một bối cảnh. Nhận dạng thường được sử dụng trong các game đối kháng như Kill Zone và các game đánh chiếm lãnh địa như: Rise of Nations .
Signifiers - Dấu hiệu
Dấu hiệu được sử dụng để truyền đạt các thuộc tính của một yếu tố (chẳng hạn như một item hoặc một thành phần của địa hình) đến người chơi. Màu sắc của một item hoặc khu vực được làm nổi bật để người chơi có thể nhận biết và có thể tương tác với chúng.
Trong runner mode của game Mirrors Edge, những đối tượng cần tương tác sẽ được đánh dấu bằng màu đỏ.
Trong game Witness (sắp ra mắt), những khu vực đặc biệt sẽ được phân loại khác nhau để đánh dấu tầm quan trọng của chúng.
Lối đi trong game Portal 2 được thiết kế với một cổng màu xanh cho phép các đối tượng được đi vào và một cổng màu cam cho phép các đối tượng có quyền khóa cổng đó lại.
Màu sắc được sử dụng để phân loại các thành phần của các bình vật phẩm khác nhau trong game Pirates of the Caribbean Online (và nhiều game khác xũng tương tự) tùy thuộc vào từng chức năng của chúng.
Content Variation - Biến thể nội dung
Biến thể màu sắc là một phương pháp đơn giản và ít tốn kém chi phí để tăng cường nội dung của game.
Trong các game có với nghệ thuật trừu tượng, hầu như có chung một xu hướng đó là thay đổi màu sắc của background giữa các cấp độ để thể hiện độ khó thông qua trực quan một cách cụ thể và cung cấp cho người chơi một cảm giác tốt hơn về sự đa dạng và chiều sâu trong game . Splice là một game đã áp dụng thành công điều này.
Một số game, chẳng hạn như Tiny Wings và Blowfish Rescue, sử dụng thuật toán để tạo ra hệ thống chương trình màu sắc bất tận.
Chúng tôi cũng đã xây dựng một phần mềm hỗ trợ Unity có tên Colors để làm điều này:
Sự thay đổi màu sắc cũng có thể được sử dụng để có thêm được nhiều nội dung hơn. Việc thay đổi các bẳng màu (được thể hiện dưới đây) là một cách phổ biến để gia tăng thêm nhiều item trong game khi tài nguyên bị giới hạn. Ngày nay, việc thay đổi màu sắc vẫn là một phương pháp phổ biến để gia tăng nội dung game. Kỹ thuật này thường được sử dụng khi màu sắc có thể đáp ứng giống như là một dấu hiệu.
Technology - Công nghệ
Kể từ khi game xuất hiện trên màn hình màu đen với đồ họa màu trắng và màu xanh lá cây, phạm vi của màu sắc hiển thị trên các thiết bị đã tăng lên đáng kể. Điều này đã cho phép các game ngày càng giống thực tế hơn.
Galaxian (1978) là tựa game đầu tiên sử dụng màu RGB. Tại thời điểm đó, các màu sắc xuất hiện trong game được sản xuất bằng cách sử dụng tờ giấy bóng kính và background các tông.
Ghi chú: Có vẻ như chúng ta đã nhầm lẫn về các game màu đầu tiên! Có khá ít game có màu sắc trước đây. Lịch sử chính xác là rất hiếm game, chỉ cóWimbledon(1974?) vàColor Gotcha (1973) là những ứng cử viên nổi bật. Tuy nhiên, Galaxian mới là tựa game đầu tiên sử dụng các họa tiết nhiều màu.
Năm 1994 Play Station đã trở thành giao diện điều khiển đầu tiên hiển thị hơn 256 màu sắc và trở thành đối thủ cạnh tranh của Super Nintendo và Atari 780. Hiện tại Play Station phát triển tới 16,7 triệu màu hiển thị.
Colour Lovers có một infogrpahic (thiết kế đồ họa thông tin) tuyệt với về lịch sử của màu sắc trong video game; một mảnh của nó được hiển thị dưới đây:
Các gam màu của một thiết bị (như máy in, truyền hình hoặc màn hình LCD) là một phần của không gian màu sắc có thể được tái tạo bằng thiết bị đó. Hầu hết các thiết bị được thiết kế với vẻ bề ngoài với ba màu cơ bản: màu đỏ, màu xanh lá cây và xanh dương.
Những tiến bộ trong công nghệ đã cho phép các thiết bị có những gam màu ngày càng lớn hơn, do đó cho phép các game hiển thị càng nhiều màu sắc. Một thiết bị có khả năng hiện thị toàn bộ không gian màu sắc dường như là một điều không có tính thực tiễn; nhưng các thiết bị sẽ trở nên gần gũi hơn. Một số máy chiếu sử dụng nhiều màu cơ bản để tăng các gam màu.
Các máy chiếu tia laser sử dụng 3 loại laser để sản xuất ra nhiều gam màu có sẵn trong các thiết bị màn hình thực tế hiện nay (khoảng 90% màu sắc mà hầu hết chúng ta có thể nhìn thấy được), xuất phát từ thực tế là tia laser tạo ra các màu sắc đơn sắc cơ bản.
Kỹ thuật truyền thống để tăng số màu sắc trực quan
Thay đổi bảng màu đã được sử dụng để gia tăng nội dung nghệ thuật trong các game màu 8-bit và 16-bit và giảm bớt công việc tạo ra nhiều họa tiết 2D. Một phương pháp đơn giản để tăng sự đa dạng của các nhân vật game và các item là để tái sử dụng họa tiết giống nhau, nhưng sử dụng một bảng màu khác nhau.
Thay đổi bảng màu cũng đã được sử dụng giữa các bối cảnh khác nhau trong game để tăng số lượng các màu có sẵn. Trước khi dựng hình 3D và thực hiện các màu 32-bit có sẵn , việc thiết lập xem kẽ các bảng màu được sử dụng để tạo hiệu ứng của nước, lửa và các hiệu ứng môi trường khác trong game giống như game S.P.Y. Special Project Y. Việc thiết lập xem kẽ các bảng màu liên quan đến việc sử dụng một hình ảnh phẳng duy nhất và một bảng màu 256 màu (tất cả các card video thường áp dụng điều này). Hiệu ứng hình ảnh (hoặc chuyển động) được thực hiện bằng cách thiết lập xem kẽ các màu sắc của bảng màu gây cảm giác ảo ảnh rằng các điểm ảnh đang di chuyển.
Phối màu là một kỹ thuật được sử dụng để tăng số lượng rõ ràng của màu sắc bằng cách đan xen các điểm màu sắc khác nhau. Ví dụ, để có được một màu vàng-xanh, một mô hình checker board của các điểm ảnh màu xanh lá cây và màu vàng có thể được sử dụng. Bạn có thể xem phối màu trong screenshot từ game Aladdin dưới đây trong các cồn cát và những đám mây.
Color Biology - Màu sắc sinh học
Màu sắc được nhận thức bởi bộ não thông qua các tia sáng phản chiếu từ các đối tượng đến võng mạc của mắt. Tuy nhiên, màu sắc khác nhau có thể có những tác động sinh học khác nhau và không phải tất cả mọi người nhìn thấy cùng màu sắc giống nhau . Điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của người chơi trong nhiều game.
Một ví dụ về tác dụng sinh học là cách chúng ta nhìn thấy màu đỏ. Ánh sáng màu đỏ tập trung phía sau võng mạc và võng mạc sẽ điều tiết để kéo nó về phía trước. Do đó, chúng ta nhận thấy rằng khu vực có chứa màu đỏ đang di chuyển về phía trước và trở nên nổi bật. Điều này có thể giải thích lý do tại sao những ảnh chụp màu đỏ gây được nhiều sự chú ý và được khai thác trong nhiều game chẳng hạn như của Mirror's Edge hoặc lý do tại sao màu sắc ấm nóng lại gây ấn tượng với người xem khi đặt bên cạnh màu sắc mát mẻ.
Color Blindness in Games - Sự mù màu trong game
Mù màu hoặc thiếu nhận thức về màu sắc đồng nghĩa với không có khả năng hoặc có ít khả năng nhìn thấy được màu sắc, hoặc không cảm nhận được sự khác biệt của màu sắc , dưới điều kiện ánh sáng bình thường.
Mù màu ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 20 người đàn ông và 1 trong 200 phụ nữ. Các loại phổ biến nhất của bệnh mù màu là mù màu đỏ-xanh và kết quả là họ gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa màu đỏ và màu xanh lá cây. Những hình ảnh dưới đây cho thấy màu sắc được nhìn thấy với thị lực bình thường (trái) và màu sắc nhìn thấy với tình trạng mù màu đỏ xanh.
Mặc dù phần lớn các game không phục vụ cho những người chơi màu mù, tuy nhiên nhiều người đang bắt đầu xem xét về vấn đền mù màu trong quá trình thiết kế, bằng cách cung cấp các tín hiệu thị giác khác (hình dạng, văn bản, mô hình) nhiều hơn so với màu sắc.
Một vấn đề thường gặp ở những game bắn súng góc nhìn thứ 1 là những chỉ số màu đỏ và màu xanh lá cây, được sử dụng để phân biệt các nhóm đối lập. Một giải pháp phổ biến (thực hiện trong Call of Duty: Black Ops ) là cung cấp các chỉ số màu xanh và màu cam như một sự thay thế. Nhà phát triển Treyarch đã tiến một bước đột phá với những thử nghiệm mù màu cho game.
Impossible Colors - Những màu sắc không thể phân biệt
Những màu sắc không thể phân biệt là những màu sắc mà chức năng của võng mạc, về mặt sinh học không thể nhận dạng được cùng một lúc. Những màu sắc không thể phân biệt không phải là một sự pha trộn của 2 màu sắc gộp lại, mà là một màu nhưng lại nhìn tương đồng như cả hai màu, giống như "màu xanh đỏ" hoặc "màu xanh vàng".
Ánh sáng màu đỏ kích thích tế bào hình nón trong võng mạc cho phép chúng ta nhìn thấy màu đỏ, còn ánh sáng xanh lá cây ức chế tế bào hình nón gây cho chúng tôi thấy màu xanh lục. Trong khi hầu hết các màu sắc tạo ra một hỗn hợp các hiệu ứng từ các tế bào thần kinh, ánh sáng màu đỏ và màu xanh lá cây triệt tiêu lẫn nhau, nghĩa là chúng ta không thể cảm nhận được để phân biệt chúng từ cùng một vị trí. Điều Tương tự xảy ra cho màu xanh và màu vàng.
Một số thí nghiệm đã được thực hiện để chứng minh rằng Những màu sắc không thể phân biệt thực sự có thể được nhìn thấy. Những thí nghiệm này bao gồm sử dụng một thiết bị theo dõi mắt hoặc thực hiện các bài tập để gây ra các tế bào hình nón để trở nên tê liệt. Gần đây các kính thực tế ảo Rift Oculus đã được sử dụng cho game chặng hạn như Diatomic Number để xem những màu sắc không thể phân biệt.
(Theo Làm Game)