Làm game hay ở Việt Nam: Vừa nghèo lại vất vả (Phần cuối)

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 13/08/2012 0:00 AM

Trở lại câu chuyện của chúng ta về nỗi khổ của các nhà phát hành game Việt.

Trước khi bàn tiếp câu chuyện ở phần 1, chúng ta hãy cùng nhau thống nhất lại một quan điểm về từ "làm game" ở trên tittle bài viết mà các bạn đọc. Làm game, không chỉ sử dụng để chỉ công việc lập trình và phát triển game. Làm game, dùng để chỉ tất cả những công việc đặc thù của ngành game, trong đó mua và phát hành cũng không phải ngoại lệ. Thực chất, so với việc phát triển game, vai trò của phát hành game không hề kém hơn chút nào.
 
Trở lại câu chuyện của chúng ta về nỗi khổ của các nhà phát hành với câu chuyện game đỉnh. Rõ ràng, không khó để nhận ra những yếu tố khiến nó không hấp dẫn như: chi phí lớn, khó khăn vất vả. Thêm vào đó, rủi ro là điều xuất hiện quá nhiều trong vòng đời của một MMO đỉnh.
 
Rủi ro phát hành
 
Thật sự, quá trình chạy một client game phức tạp hơn webgame rất nhiều. Một game đỉnh, còn phức tạp hơn gấp nhiều lần. Ngoài vấn đề cần nhiều server hơn, tốn tài nguyên hơn thì những rủi ro về server là thường xuyên.
 
lam-game-hay-o-viet-nam-vua-ngheo-lai-vat-va-phan-cuoi

Thường thì, với những MMO đông người chơi, một server bạn nhìn thấy trong game thường phải sử dụng từ 3 đến 5 máy chủ. Một số game sử dụng biện pháp ghép cụm phức tạp hơn nhiều. Và hãy tưởng tượng, chỉ một trong số các máy chủ này có vấn đề, lập tức game sẽ bị ảnh hưởng nặng và thiệt hại sẽ rất lớn. Ngay cả việc khôi phục lại sau sự cố cũng phức tạp hơn phát hành webgame hay những social game trên nền tảng khác rất nhiều.
 
Rủi ro tài chính
 
Chi phí ban đầu của một client game rất lớn: từ chi phí bản quyền, chi phí server, chi phí nhân lực... rất lớn. Điều này kéo theo việc muốn đảm bảo hoạt động kinh doanh, nguồn thu từ các game đỉnh cũng phải lớn tương ứng. Mà để có được doanh thu lớn, tiền đầu tư cho việc marketing cũng lớn. Và thế là chi phí đầu vào lại lớn hơn. Rủi ro từ việc không thu đủ từ sản phẩm càng đặt nặng lên vai những game đỉnh.
 
lam-game-hay-o-viet-nam-vua-ngheo-lai-vat-va-phan-cuoi
 
Lấy một ví dụ như thế này, chi phí để phát hành 1 webgame tầm tầm vào khoảng vài trăm triệu, game đỉnh thì 1 2 tỷ là nhiều. Thậm chí, một số webgame nho nhỏ, tiền đầu tư ban đầu còn thấp hơn nữa. Vậy, doanh thu kỳ vọng từ một webgame chỉ khoảng 1 tỷ. Và để có được số này, với mức trung bình mỗi người chơi chỉ chi trung bình 20.000 đồng mỗi tháng, trong 5 tháng với 10.000 người chơi sẽ hoàn vốn 1 webgame lớn, 1000 người với webgame nhỏ, một con số hoàn toàn khả thi và ít rủi ro.
 
Nhưng làm game đỉnh, tiền lúc đầu vứt vào game không dưới 10 tỷ. Để thu lại được 10 tỷ, với giả sử doanh thu trên người chơi gấp đôi, thì số người chơi cũng phải gấp 5, một con số quá nhiều rủi ro.
 
Rủi ro nội dung
 
Đầu tiên, các game hay , game đỉnh thường khó tránh khỏi việc đôi khi có một chút nội dung có chút tính đối kháng. Mà đối kháng, đôi khi rất dễ bị quy kết thành bạo lực.
 
Thứ hai, các game hay thường được làm cho thị trường Bắc Mỹ và châu Âu (bởi doanh thu, thị hiếu) chúng đôi khi chưa đựng những tình tiết, nội dung không phù hợp với văn hóa Việt.
 
lam-game-hay-o-viet-nam-vua-ngheo-lai-vat-va-phan-cuoi
 
Thứ ba, muốn làm game hay, ngoài những thứ game sẵn có, phải thiết kế thêm những event, hoạt động phù hợp với gamer. Mà nói thật, thị hiếu của gamer Việt khó nói lắm. Đôi khi, vì cố làm phù hợp, các NPH phá hỏng game.
 
Thứ tư, game đỉnh, đồng nghĩa với việc số lượng người thực sự hiểu sâu về game rất ít. Mà họ cũng không chịu làm vị trí hỗ trợ lương ba cọc ba đồng. Như mấy game ở Việt Nam bây giờ, thuê đội hỗ trợ game dễ vì nói thật, chơi vài ngày là hết sạch game rồi. Mà không có hỗ trợ tốt, những rủi ro về mặt nội dung càng lớn.
 
Và những câu chuyện khác
 
Làm một game hay, tôi tự tin là chúng tôi hoàn toàn có thể. Những anh chị em trong ngành, nhiều người cho đến tận bây giờ vẫn tiếp tục ước mơ về một thị trường game Việt vững mạnh hơn. Nhưng, sống, ai chả cần tiền. Có thể chúng tôi không cần quá nhiều tiền nhưng việc đảm bảo cuộc sống của hàng ngàn anh em trong ngành, sự cạnh tranh khủng khiếp từ những sản phẩm "mỳ ăn liền", chúng tôi đâu có cơ hội để làm điều đó.
 
Nghe có vẻ "xôi thịt" nhưng tiền vẫn là yếu tố quan trọng. Liệu có ai làm một dự án chắc chắn lỗ, vất vả và đầy rủi ro như thế này không? Trong khi các dự án "mỳ ăn liền" lại hái ra tiền? Câu trả lời xin dành cho các bạn.