Không phải ông bố bà mẹ nào cũng nghĩ game là tệ nạn

Kemag  - Theo Trí Thức Trẻ | 18/11/2015 12:10 PM

Công bố mới cho thấy 63% các bậc cha mẹ công nhận rằng game là yếu tố tích cực cho con cái của họ.

Giờ đây, bất cứ ai cũng phải công nhận rằng game là một trong những loại hình giải trí phổ biến nhất thế giới và ngành công nghiệp game thậm chí đã vượt cả điện ảnh trong nhiều năm qua. Sự phát triển tột bậc ấy kéo theo nhiều hệ lụy và tranh cãi trong giới cha mẹ, đặc biệt là về vấn đề liệu game có hại hay có lợi cho cuộc sống của con mình?

Mới đây, trong bản báo cáo của Hiệp hội phần mềm giải trí Hoa Kỳ (Entertainment Software Association) với tên gọi "Những sự thật về ngành công nghiệp game năm 2015" đã cho thấy nhiều khía cạnh thú vị liên quan tới vấn đề trên.


Công bố mới cho thấy 63% các bậc cha mẹ công nhận rằng game là yếu tố tích cực cho con cái của họ.

Công bố mới cho thấy 63% các bậc cha mẹ công nhận rằng game là yếu tố tích cực cho con cái của họ.

Cụ thể theo báo cáo này thì tại Hoa Kỳ, 63% các bậc cha mẹ công nhận rằng game là yếu tố tích cực cho con cái của họ, khác hẳn so với suy nghĩ thường thấy của chúng ta là phụ huynh không thoải mái khi con mình chơi game. Thậm chí báo cáo còn cho thấy 59% cha mẹ chơi game cùng con cái mỗi dịp cuối tuần, họ coi đó như một phương tiện giải trí quan trọng trong cuộc sống.

Các thông số vô cùng bất ngờ trên cho thấy xã hội hiện tại thực sự đã coi game là môi trường giải trí tốt cho con người chứ không phải là 'tệ nạn' như một số ý kiến đưa ra. Nhiều nghiên cứu trước nay cho thấy chơi game giúp phát triển não bộ, tăng khả năng tư duy và phản xạ, dĩ nhiên với điều kiện không chơi quá sa đà.


Sự quản lý của cha mẹ là vô cùng cần thiết.

Sự quản lý của cha mẹ là vô cùng cần thiết.

Tại Hoa Kỳ, các bậc phụ huynh quản lý rất chặt chẽ việc con mình chơi game. Báo cáo cho thấy 91% cha mẹ can thiệp vào vấn đề mua game của con cái, trong đó 90% yêu cầu phải hỏi ý kiến mình trước khi chơi bất cứ tựa game nào mới. Nói chung, yếu tố quản lý của gia đình được tin tưởng rằng cực kỳ quan trọng đối với quá trình chơi game của trẻ nhỏ.

Nhìn lại Việt Nam, với việc game vẫn bị nhìn dưới con mắt thiếu tích cực dẫn đến việc gần như rất hiếm gia đình quản lý xem con mình chơi game gì, chơi bao lâu và chơi như thế nào. Sự thiếu thốn của các loại hình giải trí cộng thêm với thiếu quản lý của phụ huynh dẫn tới nhiều trường hợp tiêu cực mà người ta vẫn gọi là "nghiện game" hay "game là tệ nạn".

Hy vọng rằng trong thời gian tới, những định kiến ấy sẽ sớm bị xóa nhòa.