Khi GO trở thành miếng mồi béo bở

PV  | 13/04/2012 09:00 AM

Vài năm trở lại đây, các nhà phát hành không còn đơn độc trong việc giới thiệu các sản phẩm GO đến với cộng đồng game thủ mà luôn có một hoặc vài nhà tài trợ đồng hành trong các sự kiện lớn.

Vài năm trở lại đây, các nhà phát hành không còn đơn độc trong việc giới thiệu các sản phẩm GO đến với cộng đồng game thủ mà luôn có một hoặc vài nhà tài trợ đồng hành trong các sự kiện lớn. Điều này cho thấy, GO không chỉ là mảnh đất để người chơi cày cuốc mà còn là thị trường đầy tiềm năng để các dịch vụ khác khai thác lợi nhuận.

Từ các dịch vụ tiêu dùng…


Một các tên luôn xuất hiện và đồng hành cùng các sản phẩm GO trong thời gian gần đây là Fshare. Là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ tài nguyên trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với nền tảng công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) với dung lượng, hệ thống lưu trữ tốt nhất đặt tại các trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế của FPT Telecom, Fshare đang thể hiện rõ tham vọng thâu tóm thị trường người tiêu dùng Việt mà GO là một trong những mảnh đất phì nhiêu nhất để phát triển. Với lợi thế là “người nhà” FPT, Fshare đã khéo léo trong việc kết hợp cùng các sản phẩm của FPT Online để đến với đối tượng khách hàng là các game thủ, các chủ tiệm net,…

Dịch vụ lưu trữ Fshare cũng tiếp cận thị trường GO.

Sự kiện gây shock cho các Nhà phát hành lẫn giới game thủ trong tháng 03/2012: phiên bản Định Hải Thần Châm của Tây Du Ký với dung lượng 5MB được tải về chỉ trong vòng 1 phút là một trong những thành công của Fshare trong việc tiếp cận với game thủ. Ngoài ra, việc “hào phóng” tặng hẳn 1 chiếc Honda PCX cho gamer Giáng Long Chi Kiếm tại sự kiện “Chơi Giáng Long – Cõng PCX” cũng là một chiêu chơi trội khá hiệu quả dịch vụ này trong việc quảng bá hình ảnh của mình đến cộng đồng GO Việt. Hiện tại, ông lớn này đang tiếp tục gây chú ý với người tiêu dùng qua cú chơi ngông “Mua Fshare khoe Ipad” và ra mắt gói dịch vụ HBO on Demand.

Khuyến mãi khủng để đánh bóng tên tuổi.

Bên cạnh những ấn tượng bước đầu của Fshare, một số thương hiệu khác cũng đang dần tạo được thiện cảm từ gamer như Chocolate Graphic, HNam Mobile,…

… đến những tên tuổi nổi tiếng

Trào lưu mời người nổi tiếng làm Đại sứ hình ảnh cho GO không còn mới và đang trở lại mạnh mẽ trong thời gian gần đây với hàng loạt cái tên gây “mê hoặc” nhiều người như Ngọc Trinh, Ngọc Quyên, Hồ Vĩnh Khoa, Băng Di,… và mới đây nhất là tin đồn Lý Nhã Kỳ làm đại sứ cho Giáng Long Chi Kiếm đã gây xôn xao cộng đồng game thủ.



Thực chất, việc mời các Đại sứ là một chiêu PR đánh bóng tên tuổi cho các sản phẩm GO, qua đó thu hút sự chú ý của người chơi và khuếch trương thương hiệu nhà phát hành. Tuy nhiên, các Đại sứ chắc chắc cũng nhận được một khoản tiền lót tay không nhỏ. Bên cạnh đó, họ cũng được quảng bá hình ảnh một cách miễn phí đến đông đảo cộng đồng thế giới ảo – một công đôi ba cái lợi mà ắt hẳn không phải lúc nào cũng có cơ hội thuận lợi như thế!

Có thể nói, GO đã và đang vượt qua khuôn khổ của một hình thức giải trí với sự tham gia ngày càng nhiều nhân tố mới. Và tất nhiên, với sự đa dạng đó, game thủ sẽ là những người được “mở tầm mắt” và hưởng nhiều lợi ích hơn từ các Nhà phát hành. Chính vì lẽ đó, tin rằng GO sẽ có những biến chuyển mới trong tương lai gần.