[GameK Tiểu Sử] Bạn có biết game online đã phát triển ra sao không?

Nút Chuối  - Theo Trí Thức Trẻ | 01/12/2015 05:45 PM

Nhờ đâu mà giờ đây chúng ta được tiếp cận với những game online đình đám thông qua internet, làm quen với những game thủ đến từ khắp nơi thay vì chỉ ngồi ru rú ở một chỗ ngồi chơi game một mình?

Tính ra, nếu xét tới lịch sử của riêng game online, thì chúng ta sẽ chỉ có thể nói quanh khoảng 20 năm ngắn ngủi từ 1997, ngày The Realm, một trong những sản phẩm được coi là game online đầu tiên ra mắt. Thế nhưng nếu xét về lịch sử ứng dụng mạng internet toàn cầu để chơi game, thì phải nhìn lại từ những năm 80 của thế kỷ XX:

1980 - 1992: Hệ thống MUD và BBS

Đã xuất hiện từ rất lâu rồi nhưng chúng ta vẫn nhận thấy sự phổ biến của trường phái Dungeons & Dragons trong các tựa game RPG ngày nay. Trò chơi Multi User Dungeons hay MUD là tựa game RPG đầu tiên đi theo thể loại này và không có đồ hoạ mà chỉ có những đoạn text được tạo hình khá vui nhộn đại diện cho các nhân vật của người chơi, quái vật, tường, và các cạm bẫy mà người chơi có thể rơi vào.

Một thể loại game nhiều người chơi khác cũng khá phổ biến trong những năm cuối thập kỷ 80 dựa trên hệ thống dial-up BBS (Bulletin Board System), những máy tính nội bộ có thể kết nối với nhau với một đường dây điện thoại và một modem.Những tựa game như Tradewars 2002 và Legend of the Red Dragon cho phép người chơi sử dụng số lượt trong một ngày để chơi game, tương tác với các nhân vật khác như buôn bán, giao chiến và cố gắng trở thành nhân vật mạnh mẽ nhất trong hệ thống BBS.

Dần dần, cùng với việc BS trở nên phổ biến, các tựa game này bắt đầu tôt chức thu phí và mở rộng đường dây điện thoại để nhiềungười có thể cùng chơi một lúc.Những dịch vụ trực tuyến như Compuserve và AOL đã ra đời từ ý tưởng của BBS và dần dần trở thành những dịch vụ phổ biến toàn cầu.

1993 - 1994: DOOM và DWANGO

Hầu hết các máy tính vào đầu thập niên 90 phục vụ cho công việc hơn là để chơi game, do đó DOOM chính là một cuộc cách mạng đối với rất ít game có một PC đủ mạnh để chơi nó. Với đồ hoạ 3D và yếu tố hành động nhanh, cuốn hút và đẫm máu, DOOM không những chỉ dừng lại ở phần chơi đơn mà nó còn tiến bước sang đấu trường mạng:

Người chơi có thể cùng chơi DOOM qua mạng nội bộ(hay mạng LAN).Cùng lúc đó, tại Texas, một dịch vụ game mới ra đời có tên là DWANGO cho phép người chơi tìm được những đối thủ cùng trình độ với mình một cách dễ dàng.Không lâu sau sự ra đời của DOOM, hàng loạt các tựa game FPS khác lần lượt xuất hiện, trong đó có một số tên tuổi rất đáng kể đến như Duke Nukem 3D, Heretic, Shadow Warrior, Blood, DOOM II và tất cả đều có thể chơi qua mạng DWANGO.

Tuy chưa phải là dịch vụ chơi game trực tuyến thực sự, hệ thống DWANGO đã mang đến cho người chơi những trải nghiệm khá giống với dịch vụ trực tuyến Xbox Live ngày nay.

1994 - 1996: Sega Channel

Sega là một trong những nhà sản xuất luôn có những bước đột phá xuất sắc trong thiết kế cũng như sản xuất game.Và một trong những ý tưởng thú vị nhất của họ chính là Sega Channel, một hệ thống đăng ký cho phép người chơi chơi game trực tuyến trên hệ máy Genesis với phí hàng tháng khoảng 15$.

Có hơn 50 game trong Sega Channel, ngoài ra Sega còn cung cấp miễn phí các bản pre-release, mã ăn gian và các mẹo vặt cho người dùng. Chính điều này đã làm trông Sega Channel mang dáng dấp của một dịch vụ trực tuyến thực sự.Có thể nói, sự bổ sung của Sega Channel cho hệ máy Genesis cũng mang tính đột phá như các dịch vụ PlayStation Network của PS3 và Xbox Live của Xbox360.

1996 - 1999: Quake

Sau thành công lớn của seri DOOM, nhà phát triển id Software đã bắt đầu với tựa gametiếp theo của mình, và lần này là một tựa game 3D đúng nghĩa. Đây cũng là lần đầu tiên một tựa game trực tuyến bước ra khỏi mạng nội bộ của các trường đại học và công sở, len lỏi vào máy tình gia đình.Giờ đây, việc chơi game trực tuyến với bất kỳ ai trên thế giới với một kết nối Internet đã trở thành một khả năng có thể trở thành sự thực.

Vấn để duy nhất mà người chơi gặp phải là Quake đã sử dụng những hệ thống máy chủ- máy con mới nên đã gây ra hiện tượng trễ hình giữa thao tác bạn ấn phím và động tác của nhân vật, mà ngày nay được biết đến với cái tên lag.Không lâu sau, Quakeworld được phát hành với những cải tiến mới. Đây cũng là lúc mà game trực tuyến trên PC đúng nghĩa ra đời, cho phép người chơi cùng tham gia vào một server với một modem và không gặp quá nhiều vấn đề với lag.

1997 - 2000: Bình minh của game online

The Realm được coi là game MMORPG (game RPG trực tuyến nhiều người chơi) đầu tiên, tuy nhiên chính Ultima Online mới là tựa game đầu tiên có số người đăng ký chơi lên đến con số hàng trăm nghìn. Đây là một tựa game có góc nhìn từ trên xuống, cho phép người chơi giết bất kỳ ai trong game, ăn cắp đồ của người khác…

Tiếp theo đó, EverQuest ra đời, mang đến cho người chơi những tương tác nhân vật thân thiện hơn và những trận đánh coop với quái vật do máy điều khiển. EverQuest chính là tựa game 3D thực sự đầu tiên, khi mà tất cả các game MMO trước đó đều được thiết kế theo góc nhìn từ trên xuống và góc nhìn cuộn chuột ngang.EverQuest nhanh chóng trở thành một tựa game trực tuyến phổ biến rộng rãi với số người đăng ký lên đến nửa triệu người và những bản mở rộng được phát hành cứ 6 đến 12 tháng một lần.

Ngay cả những tựa game MMO đầu tiên này, chúng ta vẫn bắt gặp các đặc điểm của game online hiện đại như thao tác tạo nhân vật và hệ thống điểm kinh nghiệm. Tuy nhiên, vì giới hạn về phần cứng và kỹ thuật nên phần lớn các game MMO không thể hiển thị được hàng nghìn người chơi trên màn hình cùng một lúc.

1999 - 2000: Dreamcast, bước chuyển mình của game console

Sega đã rút ra được nhiều điều từ Sega Channel và họ đã quyết định cho ra đời hệ console cuối cùng của họ, Dreamcast. Đây là hệ console đầu tiên có tích hợp khả năng kết nối trực tuyến thông qua một modem ở phía sau máy. Thậm chí nó còn có cả phần mềm dial-up và trình duyệt web.

Một vài tựa game đã tận dụng được ưu thế của chế độ chơi trực tuyến của Dreamcast như Quake III Arena và tựa game MMORPG rất phổ biến của Sega Phantasy Star Online, minh chứng đầu tiên cho việc một game MMO có thể thành công trên hệ console.Tuy nhiên, giấc mộng về một hệ console có khả năng chơi online đã tan vỡ khi Sega dừng lại dự án Dreamcast chỉ 2 năm sau khi tung nó ra thị trường.

1998 - 2002: Sự thăng hoa của mạng LAN

 

Mạng LAN xuất hiện khi một số nhân viên sử dụng những chiếc PC nối mạng của cơ quan mình để chơi game với nhau. Đây là giai đoạn mà việc chơi game qua mạng LAN thống trị toàn châu Âu và đã lan sang đến tận châu Mỹ.Mới đây, với sự ra mắt bản beta của game Enemy Territory:Quake Wars, chúng ta mới thấy được tầm ảnh hưởng sâu sắc của việc chơi game qua mạng LAN đối với thói quen chơi game của chúng ta.

2002 - 2004: Những năm đầu của Xbox Live

Xbox Live chính là dịch vụ chơi trực tuyến trên hệ console thành công đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp game. Microsoft đã cho ra đời hệ máy Xbox với một cổng network ở phía sau thân máy, tuy nhiên ban đầu, đó là một tính năng vô ích.

Tuy nhiên, từ sau khi Halo, tựa game FPS bom tấn, ra đời với tính năng chơi mạng, người chơi Xbox mới bắt đầu tận dụng được tính năng chơi trực tuyến của máy Xbox và về sau, rất nhiều game cho hệ Xbox ra đời đều tích hợp phần chơi mạng. Halo 2 chính là tựa game xuất sắc nhất trong số đó, với số người chơi trực tuyến lên tới hàng triệu người. Có thể nói, Xbox Live là một trong những lý do lớn nhất để việc chơi game trực tuyến trở nên phổ biến như ngày nay.

2004: World of Warcraft được phát hành

Với những tựa game thành công trong nhiều năm liền, Blizzard Entertainment quyết định bước chân sang lĩnh vực MMORPG và tạo ra World of Warcraft. Học hỏi khá nhiều từ EverQuest, họ đã tạo ra được tựa game RPG trực tuyến hay nhất từ trước đến bây giờ với số người đăng ký chơi không ngừng tăng lên hàng ngày. Chính nhờ vào những thay đổi, cập nhật và những nội dung mới mà World of Warcraft luôn vượt mặt các đối thủ khác và giành vị trí cao nhất trong làng game online từ hơn 3 năm nay.

2006 - 2007: Youtube xuất hiện và trở nên phổ biến

Hiệu ứng Youtube và những trang web chia sẻ video khác đã góp phần làm cho ngành công nghiệp game trở nên mạnh mẽ hơn. Giờ đây, văn hoá chơi game online đã bao gồm cả việc chia sẻ các đoạn video trong game, ngay cả khi các đoạn video đó không giúp gì cho việc chơi game của họ.

Những tựa game như Skate của EA cho phép người chơi upload trực tiếp các pha hành động trong game của mình lên trang chủ của EA dưới dạng video, và chia sẻ với những người cùng chơi và thậm chí cả những người chưa chơi Skate.Cùng với tính năng chia sẻ video trong game như Halo 3, một cộng đồng chia sẻ mới đang được hình thành trong đấu trường mạng. Giờ đây, bạn không chỉ chơi game cùng với bạn bè mà bạn còn có thể lưu lại quá trình chơi của mình và chia sẻ với bạn bè cũng như với cộng đồng gamer trên toàn thế giới.

2010 - nay: Ranh giới "online" và "offline" đã nhạt nhòa

Nếu như trước đây, việc phân biệt giữa hai thể loại game này là điều vô cùng đơn giản: Game online (thường được gọi bởi thuật ngữ dài ngoằng Massively Multiplayer Online Game) cho phép rất nhiều người cùng tham gia game và tương tác với nhau như giao dịch hay PK, bên cạnh việc tương tác với máy chủ thông qua việc đánh quái hay làm nhiệm vụ.

Trong khi đó, những game offline (thông thường) là những game AAA bom tấn, tập trung chủ yếu vào mục chơi đơn và được cộng đồng game thủ toàn cầu mong chờ. Sở dĩ gọi là game offline một phần chính do những game thủ với sở thích “dùng hàng chùa” (ví von là dùng crack) để thưởng thức mục chơi campaign vốn không yêu cầu kết nối internet như mục chơi mạng.

Nếu xếp mọi game PC Console xuất hiện trong tương lai vào thể loại game online vì tính năng chơi mạng luôn trội hơn phần chơi đơn đang dần bị bó hẹp, thì chẳng mấy chốc, mọi sản phẩm giải trí tương tác đều sẽ trở thành game online với lối chơi đa dạng, ngoại trừ những tựa game indie với phần single player lớn, hoặc những tựa game phiêu lưu chỉ dành cho một người duy nhất khám phá...