Game Việt đi "copy" không phải điều đáng xấu hổ

Nút Chuối  - Theo PLXH | 03/09/2014 05:03 PM

Làng game Việt lại cần thêm rất nhiều những kinh nghiệm mà thế giới đã có được để tiếp tục phát triển ngành phát triển game.

Từ trước tới nay, cộng đồng game thủ Việt đã có không ít lần xôn xao trước những dự án game do người Việt Nam phát triển nhưng lại bị phát hiện là "copy" những sản phẩm đã đạt được thành công tại thị trường nước ngoài. Những sự kiện như vậy thường luôn đem lại những ý kiến trái chiều từ cộng đồng game thủ, người ủng hộ, người không phản đối, hay thậm chí là phản đối gay gắt, cho rằng việc này khiến cho ngành phát triển game Việt đi xuống vì không có những sản phẩm tự tay chúng ta sáng tạo.

_MG_4104_resize

Tuy nhiên, nói đi cũng cần phải nói lại, ở thời điểm hiện tại, tuy là một nước có doanh thu ngành game cao, thế nhưng những con số đáng mừng được đề cập trong nhiều bài viết về thị trường trước đây lại chỉ đến từ những tựa game được nhập khẩu.

Về phần phát triển game, trái lại, nước ta đang có tốc độ phát triển chậm hơn nhiều so với những quốc gia khác trong khu vực, điển hình như Thái Lan, Singapore hay đáng kể nhất là Trung Quốc.

Flappy Bird và tác động tới giới làm game Thuần Việt 1

Vậy xét về mặt lâu dài, việc "copy" những game đạt được thành công trên thế giới sẽ đem lại tác động tích cực hay tiêu cực cho ngành game Việt Nam?

Game Việt cần thêm kinh nghiệm làm game

Vào cuối năm 2013, đứng trước những nghi ngờ về việc Emobi làm game ăn theo một sản phẩm đã có sẵn bên thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Tuấn Huy đã không hề phủ nhận. Thêm vào đó, đại diện Emobi Games đã cho rằng, ở thời điểm ngành phát triển game Việt Nam vẫn còn vô cùng yếu kém, chưa có định hướng rõ ràng.

Làm game thuần Việt không để làm gì, mua còn hơn 1

Vì thế, việc sao chép những sản phẩm đã thành công lại trở thành lựa chọn duy nhất để những người làm game trong nước có thể học hỏi được kinh nghiệm, cũng như có được nguồn thu để nuôi sống thay vì tự mày mò thực hiện tựa game trong mối lo thất bại luôn chực chờ.

Ngay lập tức, những chia sẻ đầy tâm huyết của ông Huy đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều game thủ nước nhà.

Trong khi đó, chính bản thân những nhà làm game Việt cũng đang đứng trước rất nhiều những khó khăn cả về đồng vốn lẫn đội ngũ nhân sự.

Mạn đàm về những con người làm game Việt 1

Giữ nhiệt huyết và biết điều tiết nguồn nhân lực, đặc biệt đối với những người giỏi phải làm tâm lí để họ không tự mãn và đưa những người khác cùng đi lên… Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc điều hành ZoyGame, cũng có ý kiến tương tự và theo ông việc kiếm được những người làm thiết kế game ở Việt Nam hiện nay là vô cùng khó và xây dựng được một đội ngũ, cũng như duy trì nó là một bài toán không hề đơn giản.

Và một trong những lời giải cho niềm đam mê game, cùng lúc đem về lợi nhuận cho nhà làm game không gì khác hơn là đi... clone những sản phẩm có tiếng.

Nước ngoài cũng chẳng thiếu game clone

Hãy nhìn lại làng game Trung Quốc vài năm về trước. Hàng loạt những tựa game nhái theo World of Warcraft hay những bom tấn một thời đã được tạo ra. Nhờ đó, những nhà làm game xứ Gấu trúc đã có được những kinh nghiệm để có thể tự tạo ra cho mình những tựa game đình đám như ngày hôm nay.

Mạn đàm về những con người làm game Việt 5

Giờ đây, họ có Tiếu Ngạo Giang Hồ, có Solar Tempest, những sản phẩm gây được tiếng vang trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng tại thị trường trong nước.

Nói một cách ngắn gọn, việc học hỏi những cái đã có sẵn cũng là một cách làm nên thành công sau này, khi nhà phát triển game đã đầy đủ tiềm năng và sức mạnh, cũng như những kinh nghiệm để có thể tạo ra một tựa game hứa hẹn thành công về mặt tài chính.

Toàn cảnh văn phòng làm việc của Tofu

Nếu như nói rằng chúng ta chỉ đi clone game nước ngoài thì sẽ là thiếu công bằng. Hàng loạt những bản clone của nhiều game Việt giành được thành công như Flappy Bird, 2048, Freaking Math hay mới đây nhất là Swing Copters đã giúp cho không ít những studio game nước ngoài có được doanh thu bằng cách ăn theo những sản phẩm nổi tiếng, những game do bàn tay và khối óc của người Việt tạo nên.

Tạm kết

Chúng ta hoàn toàn có thể thấy, việc copy một cách không quá trắng trợn những sản phẩm có tiếng trên thế giới một mặt đem lại thành công cho chính nhà sản xuất về mặt tài chính, mặt khác lại đem lại cho những người làm game Việt nói chung hay bất kỳ ai nói riêng những kinh nghiệm khi họ tự tay phát triển những sản phẩm về sau.

Chính vì vậy, sẽ chẳng có gì xấu hổ khi những người làm game nước ta có những học hỏi nhất định, hay clone những game nổi tiếng. Đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn của những người làm game Việt hiện nay, khi chỉ có những game mobile casual với lối chơi "chết não" có được thành công nhưng khó có thể lâu dài, thì làng game Việt lại cần thêm rất nhiều những kinh nghiệm mà thế giới đã có được để tiếp tục phát triển ngành phát triển game.

>> Làm game tại Việt Nam hiện rất khó khăn