Game Hàn Quốc vắng bóng tại Việt Nam do quá 'kiêu'?

Nút Chuối  - Theo Trí Thức Trẻ | 28/06/2014 12:28 AM

Thật sự rất khó khăn để đưa một tựa game Hàn Quốc về với thị trường Việt Nam.

Thời gian vừa qua, mặc dù số lượng những game online đình đám được đưa về Việt Nam đã tăng mạnh so với những tháng cuối năm 2013, hay thậm chí là cả giai đoạn 2012 – 2013, thế nhưng một điều không thể không nhận ra chính là sự hiếm hoi của những cái tên có xuất xứ từ Hàn Quốc.

Tương tác giữa NPH và game thủ: Bài học từ Hàn Quốc 1

Điều này dường như đi ngược lại hoàn toàn so với những đồn đoán từ nhiều nhân vật trong ngành game Việt mà GameK từng đưa vào phân tích trong một vài bài viết gần đây. Đã từ rất lâu, game Trung Quốc, đặc biệt là những tựa game online mang nội dung kiếm hiệp, tiên hiệp hay ít xuất hiện hơn là những game casual có nguồn gốc từ “người hàng xóm phương bắc” đã trở thành những món ăn vô cùng quen thuộc đối với những game thủ Việt.

Tuy nhiên thời gian gần đây một số tựa game như Kingdom Under Fire II về Việt Nam cũng đã khiến cộng đồng game thủ nước nhà vui mừng, vì cuối cùng chúng ta cũng đã có thể thoát khỏi cái bóng của quá nhiều game Trung Quốc đổ bộ về làng game Việt.

Tương tác giữa NPH và game thủ: Bài học từ Hàn Quốc 2

Thế nhưng, bên cạnh những cái tên như Kingdom Under Fire II, Phong Ma hay Bless, thì người hâm mộ game online nước ta lại gần như chẳng tìm được những cái tên khác có cùng sự nổi bật để theo dõi, ngóng chờ. Dường như game Hàn đối với game thủ Việt giống như một món ăn lạ mà phải rất hiếm hoi và may mắn chúng ta mới có cơ hội thưởng thức.

Kỳ thực, để một tựa game Hàn Quốc về đến thị trường Việt Nam, rất nhiều những khó khăn sẽ xuất hiện. Đáng buồn là, những khó khăn này không chỉ dành riêng cho các NPH trong nước.

Game Hàn Quốc rất khó mua

Cái khó ở đây xuất hiện ngay từ khâu liên lạc với các nhà phát hành tại thị trường xứ sở Kimchi. Thậm chí, không ít nhà phát hành liên hệ với các đối tác tại Hàn Quốc còn không nhận được hồi âm. Lý do là, thị trường này vô cùng khó tính trong việc chọn lựa nhà phát hành, chứ không hề đơn giản như Trung Quốc, khi đội ngũ “cò mồi” game online Trung Quốc tại Việt Nam rất nhiều và dễ liên lạc hơn, chưa kể mua game Trung Quốc thì chỉ cần có… đủ tiền!

Vì sao NPH Việt dè dặt với game Hàn Quốc? 5

Thông thường các nhà phát triển cũng như những bên nắm giữ bản quyền các tựa game online tại Hàn Quốc đều rất khắt khe trong việc trao bản quyền đứa con tinh thần của họ cho bất kỳ một nhà phát hành nào khác. Họ thường yêu cầu các nhà phát hành tại Việt Nam cũng như thế giới phải chứng minh được tiềm lực tài chính và khả năng quản lý tựa game.

Xét mặt bằng chung, chỉ có rất ít những nhà phát hành game online Việt Nam, những NPH lớn mới có đủ khả năng đáp ứng và ‘chiều chuộng’ những yêu cầu và điều kiện của phía Hàn Quốc. Đó còn chưa kể cái giá “toát mồ hôi” phía Hàn Quốc đưa ra cho tựa game online nếu muốn đưa chúng sang một thị trường khác. Đây cũng là điều không phải nhà phát hành nào cũng có đủ khả năng đáp ứng.

2014 là năm game Trung Quốc bị đánh bại tại Việt Nam? 3

Ấy là trước khi hai bên đặt bút ký vào hợp đồng. Thỏa thuận mua bản quyền thành công giữa hai bên không có nghĩa nhà phát hành Việt Nam sẽ có thể thảnh thơi mang game về giới thiệu, cho chạy thử và mở cửa. Lúc này, các nhà phát hành game phía Hàn Quốc sẽ cử đại diện của họ sang làm giám sát rất chặt chẽ dự án tại nhà phát hành game online Việt Nam với mục đích hỗ trợ. Mọi thay đổi hay sự cố không đáng có của game đều sẽ được ghi nhận và tìm hướng giải quyết.

Thậm chí cũng có trường hợp, một NPH Việt Nam sau khi mua được bản quyền phát hành một game Hàn lại bị chính đơn vị chủ quản của tựa game hủy hợp đồng vì không đủ khả năng vận hành.

Game Hàn ít thành công tại Việt Nam

Game Trung Quốc, nói đi cũng phải nói lại, sở hữu nhiều chi tiết gameplay cực kỳ đơn giản, dễ nắm bắt và dễ chơi. Bất kỳ ai cũng đều có thể tìm hiểu những game online dạng webgame đang hoạt động tại Việt Nam chỉ trong vài tiếng đồng hồ để nắm bắt hết những chức năng trong game, trước khi có thể thoải mái “bôn tẩu giang hồ”.

2014 là năm game Trung Quốc bị đánh bại tại Việt Nam? 5

Chính điều này cũng khiến cộng đồng game thủ Việt quen dần với lối chơi game online kiểu “mỳ ăn liền” mà nhiều webgame Trung Quốc đem lại.

Thêm vào đó, nội dung game Hàn thường là những game mang sắc thái nghiêng về phương Tây hơn là khai thác chủ đề kiếm hiệp, tiên hiệp. Đương nhiên những game Hàn Quốc có nội dung kiếm hiệp cũng đã từng về Việt Nam, ví dụ như Cửu Long Tranh Bá hay Hiệp Khách Giang Hồ, tuy nhiên số lượng những game có nội dung tương tự tại thị trường Hàn Quốc là rất ít.

Game Hàn Quốc vắng bóng tại Việt Nam do quá 'kiêu'?

Quay trở lại với thị trường Việt Nam, với sở thích dành cho những game kiếm hiệp, tiên hiệp vẫn còn rất lớn, thì những cái tên như Granado Espada một thời phải dừng bước tại Việt Nam âu cũng là điều không quá khó hiểu.

Một lý do khác chính là việc các quán net ở Việt Nam hiện tại phần lớn không sở hữu cấu hình đủ sức để chạy nhưng game sở hữu cả cấu hình khủng lẫn lối chơi ấn tượng. Chính điều này cũng ngăn cản không ít người chơi game tiếp cận những game Hàn có chất lượng, từ đó góp phần biến làng game Việt thành sân chơi nơi game Trung Quốc gần như nắm vị trí độc tôn.

2014 là năm game Trung Quốc bị đánh bại tại Việt Nam? 6

Nói tóm lại, trên đây là những lý do chủ yếu khiến cho các nhà phát hành game Việt không mấy mặn mà với những game online Hàn Quốc, hoặc nếu có thì cũng là những tựa game casual hay thể thao, thay vì những bom tấn nhập vai đang hút hồn một bộ phận game thủ Việt đang thưởng thức game online nước ngoài.

>> Doanh thu khủng khiếp của game Hàn Quốc