Game có thể điều khiển trí não người chơi?

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 09/06/2014 02:59 PM

Bạn muốn tạo ra một tựa game? Bạn sẽ không cần lo lắng về khả năng đồ họa của mình đâu, thay vào đó hãy thuê một chuyên gia tâm lý. Họ có thể nói cho bạn loại game đơn giản nhất nhưng có thể điều khiển trí não của người chơi.

Bạn muốn tạo ra một tựa game? Bạn sẽ không cần lo lắng về khả năng đồ họa của mình đâu, thay vào đó hãy thuê một chuyên gia tâm lý. Họ có thể nói cho bạn loại game đơn giản nhất nhưng có thể điều khiển trí não của người chơi, bao gồm cả bản năng tiếp tục “bấm bàn phím”.


Game bao gồm lắp ghép mô hình


Game có thể điều khiển trí não người chơi? 1
Trò Tetris. Ảnh: EA

Con người thường thích nối, chắp ghép các phần với nhau để tạo thành mô hình nào đó. Chúng ta sinh ra đã như thế: Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể biết rằng quả bóng tròn không thể cho vào cái lỗ hình vuông nhỏ hơn. Những trò phổ biến như Tetris, Candy Crush Saga, Bejeweled và Puyo Puyo đều khai thác mối quan hệ này. Điều đó lí giải vì sao mục tiêu chính của những game này thường giống nhau: người chơi phải xếp những hình dạng ngẫu nhiên xuất hiện trên màn hình với hình dạng khác để làm sạch màn hình và ghi điểm.


Game bao gồm những khoảng khắc độc đắc


Game có thể điều khiển trí não người chơi? 2
Khoảnh khắc độc đắc trong Candy Crush Saga. Ảnh: King.com

Trong Candy Crush Saga, kết hợp thành công một hàng kẹo có thể tạo nên một chuỗi các kết hợp khác khi kẹo rơi xuống. Những phần thưởng bất ngờ như trên làm chúng ta phấn khích và do đó một hệ thống trong não chuyên về động lực sẽ khuyến khích chúng ta lặp lại việc chúng ta vừa làm với hi vọng có thêm một cú như thế.


Mối quan hệ này được gọi là “variable-ratio schedules of reinforcement” – khi bạn nhận ra rằng việc thực hiện một hành động nào đó có thể mang lại một giải thưởng, nhưng bạn không biết bạn phải làm điều đó như thế nào và ở mức độ nào để nhận được nó.


Video game thường thiết lập phần thưởng khác nhau cùng một lúc bằng các giải thưởng như top điểm số cao, bonus và tăng level.


Game bao gồm sự ngẫu nhiên


Sự ngẫu nhiên có thể lừa trí não của chúng ta nghĩ rằng chúng ta có quyền kiểm soát. Ranh giới mờ nhạt giữa kĩ năng của người chơi và sự may mắn chính là một trong những nguồn gốc của sự lôi cuốn này. Tuy nhiên, nếu thuật toán quyết định loại nào sẽ rơi xuống trong các game như Candy Crush, Tetris hay Bejeweled thực sự là ngẫu nhiên, chúng ta sẽ thấy nhiều sự kết hợp hơn. Một thuật toán được cho là thành công khi nó vừa kiểm soát được kết quả lại vừa cho người chơi cảm giác họ mới là người đang kiểm soát. Cảm giác đó khiến chúng ta nghĩ rằng chúng ta ngày càng chơi tốt hơn.


Sự mập mờ giữa kĩ năng và may mắn cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến sự hấp dẫn của đánh bạc. Khi chúng ta thua, chúng ta tiếp tục chơi với hi vọng chiến thắng.


Game có thể điều khiển trí não người chơi? 3
Trò chơi Flappy Bird. Ảnh: Gears Studios

Flappy Bird là một ví dụ điển hình. Trò chơi này chỉ yêu cầu người chơi một việc duy nhất là hướng dẫn chú chim hoạt hình bay qua một chuỗi các khoảng trống hẹp bằng việc gõ nhẹ ngón tay cái. Nhưng các khoảng trống xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Khi một khoảng trống rộng và xa hơn khoảng trống trước, người chơi sẽ có cảm giác họ đang gặp may.


Game giới hạn thời gian chơi


Bạn chơi mãi một trò chơi và cuối cùng cảm thấy mệt mỏi với cảm giác mạnh của nó? Theo tâm lý học, hienj tượng này được gọi là “sự thích nghi hưởng thụ” - hedonic adaptation , và nó giải thích tại sao con người nhanh chóng làm quen với việc thay đổi, theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. một vài game cố gắng đánh lừa xu hướng này bằng cách áp đặt giới hạn lên xu hướng chơi của người chơi.


Game có thể điều khiển trí não người chơi? 4
Giới hạn mạng sống trong Candy Crush. Ảnh: King.com

Trong Candy Crush, bằng cách giới hạn số lượng mạng sống của người chơi, Candy Crush buộc bạn phải tạm dừng cuộc chơi một thời gian nhất định (trừ khi bạn trả tiền để được chơi tiếp). Do đó, trò chơi sẽ luôn nằm trong tâm trí bạn ngay cả khi bạn tạm dừng cuộc chơi.


Gián đoạn sự thích thú của bạn theo cách này có hai lợi ích chính: ngăn chặn “sự thích nghi hưởng thụ” và giữ cảm giác thích thú trong trí nhớ ngắn hạn của người chơi. Đôi khi, nó cũng có thể khiến bạn chi tiền để tiếp tục chơi.


Mọi thứ nổ tung trong video game


Game có thể điều khiển trí não người chơi? 5
Các viên kim cương nổ tung trong game Bejeweled. Ảnh: Popcap Games

Tại đây chúng ta chứng kiến sự đóng góp của Sigmund Freud tới làng game giải trí. Trong “The Ego and the Id “(1923), Freud gợi ý rằng chúng ta có bản năng thích phá hủy. Nó giải thích vì sao chúng ta thích thú khi một kết hợp nào đó làm nổ tung mọi thứ trên màn hình. Hình ảnh phía trên minh học cho phiên bản Bejeweled của Armageddon.


Kết quả của video game là tiền mặt


Candy Cruch không phải là game đầu tiên sử dụng những thủ thuật này nhưng nó biết cách kết hợp chứng theo kiểu luyện đan đặc biệt. Thế nên nhà phát triển của nó - King Digital Entertainment – mới trở nên siêu giàu. Nguồn thu đến từ việc người chơi trả để tiếp tục được chơi game.


Game có thể điều khiển trí não người chơi? 6
Trả tiền để mua trợ giúp trong Candy Crush. Ảnh: King.com

Chúng ta từng nghĩ rằng những giao dịch nhỏ như thế này chỉ khả thi với điện thại di động và game thông thường; nhưng nhứng game ngân sách lớn cũng sử dụng loại mô hình kinh doanh này. Trong Grand Theft Auto, bạn có thể trở thành một triệu phú ngay lập tức chỉ với 13,95 bảng Anh. Nhưng những giao dịch không phải lúc nào cũng nhỏ. Một chiếc xe trong game Gran Turismo 6 giá những 119,95 bảng Anh.


(Theo Tuyết Trinh - VietQ)


>> Xuất hiện 'biến thể' của game gây nghiện Candy Crush Saga