Vào tháng Ba năm nay, thông tin ra mắt bản Chinh Đồ 2 đã làm cộng đồng háo hức. Bởi danh tiếng có sẵn từ thị trường Trung Quốc với số lượng người chơi lên đến hàng triệu người, game “chào sân” làng game Việt sẽ như một luồng gió mới khi thị trường bắt đầu bão hòa do các webgame ra mắt liên tục.
Không biết vô tình hay chủ ý, NPH VNG đưa bản Chinh Đồ 2 trình làng với tên gọi “Chinh Đồ Miễn Phí”. Chính thương hiệu này và chiến lược truyền thông, marketing không ồn ã đã tạo ra sự nhầm lẫn đáng tiếc cho tựa game hay này. Hầu hết tất cả game thủ đều đã đánh đồng Chinh Đồ Miễn Phí (Chinh Đồ 2) chính là bản sao miễn phí của Chinh Đồ - một trò chơi đã tồn tại gần 04 năm trên thị trường Việt. Tất yếu, nếu sự kỳ vọng quá lớn nhưng cuối cùng phải trải nghiệm một trò chơi cũ thì ít ai sẵn sàng.
Logo Chinh Đồ 2.
Chinh Đồ 2 - một phiên bản của Chinh Đồ?
Chinh Đồ ở thời điểm 2008 đã đạt được rất nhiều thành công. CCU (số lượng người chơi đăng nhập cùng lúc) trong ngày đầu tiên ra mắt đạt 30 ngàn người. Nhưng sau 04 năm, cái tên Chinh Đồ đã không còn hút như ngày ấy. Bởi thế, Chinh Đồ 2 chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ rằng game đã… cũ.
Thực tế, Chinh Đồ 2 là một bản game thứ 2 có cùng tên với bản đầu. Cả 2 bản Chinh Đồ này đều cùng là “con đẻ” của doanh nhân Sử Ngọc Trụ. Tuy nhiên, Chinh Đồ 2 đã có sự vượt trội và bức phá hơn người anh cả. Dù vẫn kế thừa rất nhiều ưu điểm của bản đầu, nhưng Chinh Đồ 2 là một sự trải nghiệm khác biệt từ cốt truyện, bối cảnh, nội dung đến việc áp dụng nhiều tính năng mới chưa từng xuất hiện ở bất kỳ game nhập vai trực tuyến nào có tại Việt Nam.
Đến nay, chỉ có một tựa game có tên gọi “miễn phí” là bản sao của bản cũ, đó là Võ Lâm Truyền Kỳ và Võ Lâm Miễn Phí.
Hình ảnh trang chủ Chinh Đồ và Chinh Đồ 2.
Nghịch lý của cụm từ “miễn phí”
Tưởng như trong thời buổi “thóc cao gạo kém”, từ “miễn phí” sẽ được nhiều người ưa thích, đăc biệt là những đối tượng bình dân. Nhưng sự việc lại không như dự đoán. Hầu hết người chơi hiện nay đã bội thực với cụm từ “miễn phí”. Thậm chí, họ còn rất ác cảm với nó này bởi suy nghĩ “trên đời này chẳng có gì gọi là miễn phí. Tất cả chỉ là quảng cáo mà thôi”.
Còn các đại gia thì sao? Với họ, chơi game để giải trí và cũng là để thể hiện đẳng cấp của mình. Do vậy, những sản phẩm “miễn phí” nghe không được sang trọng và không xứng tầm để họ tham gia.
Vì sao thời gian đầu Chinh Đồ 2 có tên “miễn phí”?
Để nhấn mạnh đến hệ thống kinh tế đời thứ 03, tức là nền kinh tế không phụ thuộc nhiều vào cash shop nên game có tên gọi “miễn phí”. Thực tế thì Chinh Đồ 2 vẫn tồn tại hệ thống cash shop nhưng ở mức giản lược, chỉ bán vật phẩm hỗ trợ, không bán iteam.
Ngân lượng sử dụng trong Chinh Đồ 2.
Cũng như nhiều người suy nghĩ, không có gì là không phải đầu tư. Nếu như ở nhiều game MMO khác, bạn có tiền là bạn độc tôn. Còn với Chinh Đồ 2, có tiền vẫn có thể có tất cả nhưng không thể bá đạo trong game. Những ai có điều kiện kinh tế khiêm tốn nhưng nếu biết cách chơi vẫn có thể sở hữu nhân vật mạnh trong game. Kế thừa nhiều kinh nghiệm sản xuất và vận hành bản Chinh Đồ đầu, nhà sản xuất Giant Interactive đã nghiên cứu, thiết kế game sao cho thế giới Chinh Đồ 2 là nơi chung sống hòa bình và khoảng cách giàu nghèo được rút ngắn nhất. Do đó, tính cân bằng chính là điểm đặc biệt của bản Chinh Đồ 2.
Chính những nhầm lần do từ “Miễn Phí” gây ra, rất có thể “đứa con” thứ hai của Sử Ngọc Trụ phải tạm biệt cụm từ “miễn phí” để đến với tên gọi thật sự của mình: Chinh Đồ 2.