Cùng soi Săn Rồng - Webgame "Fire Emblem" trong ngày ra mắt tại Việt Nam

SmiLe  - Theo Trí Thức Trẻ | 14/08/2015 11:37 AM

Săn Rồng
Săn Rồng

Webgame RPG

14/08/2015 NCB: Trung Quốc NPH:

Trong ngày đầu ra mắt, Săn Rồng hoạt động tương đối ổn định khi không để tình trạng lag, nghẽn mạng diễn ra.

Vào ngày hôm nay 14/8, Webgame Săn Rồng đã chính thức mở cửa đón game thủ Việt. Hiện tại, người chơi đã có thể dễ dàng đăng ký tài khoản và trải nghiệm game trên trang chủ http://sr.amo.vn/.

Trong ngày đầu ra mắt, Săn Rồng hoạt động tương đối ổn định khi không để tình trạng lag, nghẽn mạng diễn ra. Lượng người chơi tham gia game tương đối đông khiến cho việc khi người chơi di chuyển trong thành trì, chúng ta có thể gặp phải một số tình trạng giật, delay.

Như đã giới thiệu từ trước, Săn Rồng vốn là một tựa game online ăn theo series game SRPG nổi tiếng Fire Emblem. Thực vậy, Săn Rồng lồng ghép hình ảnh của các nhân vật trong series Fire Emblem từ phần 6-13, tức là bắt đầu từ phiên bản Fire Emblem trên hệ máy Gameboy Advance.

Tham gia vào Săn Rồng, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các nhân vật trong cả series Fire Emblem, cũng như rất nhiều đặc điểm dễ thấy trong tựa game SRPG này.

Điều này đến từ hệ thống nghề nghiệp có phân cấp rõ ràng. Trong Săn Rồng, có tới tất cả 8 nghề nghiệp khác nhau, bao gồm Chiến Sĩ, Cung Tiễn, Pháp Sư, Kỵ Sĩ, Thiên Mã, Thương Binh, Đạo Tặc và Dong Binh. Điều đáng chú ý hơn là với mỗi nghề nghiệp, người chơi sẽ có thêm cấp tiến hóa khác.

Ví dụ như nghề nghiệp Thiên Mã có thể tiến hóa lên thành 3 cấp nghề khác là Long Kỵ Sĩ, Long Kỵ Thống Soái và cuối cùng là Thánh Long Kỵ Sĩ. Giống như trong Fire Emblem, để thăng cấp nghề nghiệp cho nhân vật, người chơi sẽ phải luyện nhân vật đó lên đến level 10 trở lên. Dẫu vậy, để có thể tăng tối đa chỉ số cho nhân vật thì người chơi sẽ thường luyện nhân vật tới max level của cấp nghề nghiệp đó (thường là 20).

Bên cạnh nhân vật chính mà người chơi sẽ được lựa chọn vào ban đầu, trong quá trình chơi, game thủ sẽ lần lượt chiêu mộ được thêm các chiến tướng vào đội hình của mình.

Cơ chế chiến đấu trong Săn Rồng có phần khác so với Fire Emblem khi trong trận, các nhân vật sẽ tự động tấn công đối thủ theo lối turn-base (đánh theo lượt), và việc quyết định quyền đi trước thường dựa trên chỉ số speed của mỗi nhân vật (trong PvP).

Đặc biệt hơn, trong mỗi lượt đánh, nhân vật lại có thể tấn công tối đa 2 lần và thậm chí là có thể đánh nhân damage. Điều này phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa các chỉ số của 2 nhân vật (giống như trong Fire Emblem).

Trận hình trong Săn Rồng được xây dựng với tổng số tối đa 10 nhân vật, khá phong phú và cho phép người chơi có thể thoải mái sắp xếp, lựa chọn các nhân vật khác nhau.

Cần phải biết rằng, mặc dù có 8 nghề nghiệp nhưng mỗi nghề nghiệp này lại có tính khắc chế lẫn nhau, ví dụ như Pháp Sư có thể dễ dàng gây sát thương lớn Chiến Sĩ, nhưng lại gần như bó tay trước Thiên Mã.

Các hoạt động chủ yếu trong Săn Rồng chủ yếu xoay quanh việc vượt map phụ bản với độ khó tăng dần. Tất nhiên, trong quá trình vượt phụ bản, người chơi sẽ đồng thời nhận được tiền vàng để mua đồ, trang bị, hay kinh nghiệm để luyện level cho nhân vật...

Dưới đây là một số hình ảnh trong Săn Rồng: