Muốn có một khởi đầu suôn sẻ, người chơi
game Củ Hành cần có một đội hình hợp lý để phân bổ đồng đều sức mạnh của các tướng trên mọi chiến tuyến. Dưới đây là một số đội hình “ra sân” cơ bản và hiệu quả.
Đội hình 2-1-2
Đội hình 2-1-2 có khả năng đẩy nhanh tiến công 02 đường rồi sau đó hợp lại ở tuyến giữa chuẩn bị cho một đợt tổng tiến công vào giữa trận. Hai tuyến trên dưới không nhất thiết phải cùng đánh thẳng tới thành địch ngay từ đầu vì sẽ làm phân tán đội hình, gia tăng khoảng cách với đồng đội dẫn đến việc khó phối hợp nhanh trong một số trường hợp bị đối phương tập kích.
Đội hình 2-1-2
Tuyến giữa nên dành cho một tướng áp chế (thợ săn/ganker) chủ lực và phải có khả năng điều phối tốt. Tướng này sẽ bám trụ để hạ lính và tạo áp lực với tướng đối phương dễ hơn. Sau khi lên cấp độ 07 đến 09, tướng này sẽ chuyên tâm làm nhiệm vụ thợ săn của mình với mục tiêu chính là tướng chủ bài (late) của địch nhằm không cho các tướng này kiếm tiền nâng đồ dễ dàng. Trong khi đó, các tướng còn lại nên luân phiên bảo vệ tuyến giữa cho chắc chắn, tránh lãng phí công sức lúc đầu của người tiền nhiệm.
Điểm Mạnh: là đội hình phổ thông truyền thống, có tính cân bằng, ổn định. Tuyến giữa farm nhanh, 02 tuyến trên dưới bám trụ tốt, tuyến giữa hỗ trợ cho 02 tuyến trên và dưới.
Điểm Yếu: không có tướng đảo đường áp chế, dễ bị tập kích, đặc biệt là ở mid và rừng.
Đội hình 1-3-1
Với đội hình 1-3-1, tuyến giữa sẽ dễ dàng áp chế nhanh phe địch. Hơn nữa, các tướng có thể di chuyển qua 02 chiến tuyến còn lại với đoạn đường ngắn nhất. Đội hình 1-3-1 sẽ phát huy tối đa công dụng khi tuyến giữa có khoảng 02 tướng hỗ trợ (support) hoặc áp chế (ganker) có các kỹ năng hạ lính nhanh trên diện rộng. Sau 10 phút đầu, đội hình có thể biến hóa thành 1-1-1 với một tướng một đường cùng 02 “kẻ lang thang” (roamer) - người chuyên đổi tuyến để tập kích tướng địch và hỗ trợ các tướng chủ bài phe mình.
Đội hình 1-3-1
Với áp lực rất lớn ở đường giữa, các tướng phe địch buộc phải dồn về đây để ngăn cản tướng phe ta phá trụ. Đây cũng là cơ hội để các tướng chủ bài ở 02 chiến tuyến còn lại hạ lính kiếm tiền thoải mái hơn. Vấn đề chỉ còn là chạy đua thời gian của các tướng chủ bài và sự linh hoạt đúng lúc đúng chỗ của 02 “thợ săn lang thang” sau khi tình hình tuyến giữa đã tạm lắng.
Điểm Mạnh: là đội hình mới của 3Q, tuyến giữa nhanh chóng áp chế địch, phá trụ nhanh. Tuyến giữa có khả năng hỗ trợ nhanh 02 tuyến trên và dưới.
Điểm Yếu: 02 tuyến trên dưới dễ bị áp chế, tướng chủ lực khó farm nếu đối phương bỏ mid để áp chế chủ lực. Tuyến giữa của địch nếu được trấn giữ bởi tướng chống phá trụ thì sẽ bị thọt ở tuyến giữa.
Đội hình tổng lực (all push/all mid)
Toàn đội sẽ tập trung tại một đường, đồng nghĩa với việc đánh tổng lực ngay từ đầu. Vì lẽ đó, đội hình này thường được gọi vui là “đội hình của những ganker” với nhiệm vụ duy nhất là áp chế lính địch, phá trụ, kiếm tiền nâng cấp và hạ thành nhanh. Lối đánh chớp nhoáng này sẽ không phù hợp với một đội hình có quá nhiều tướng chủ bài vốn có sức phòng thủ ban đầu khá thấp, thiên về đánh vật lý và có nhiều kỹ năng bị động. Do đó, tốt nhất người chơi nên dùng đội hình tổng lực trong trường hợp phe ta có khoảng 03 tướng áp chế hoặc hỗ trợ, những vị trí còn lại có thể linh động giữa tướng tiên phong (tanker) và chủ bài.
Đội hình tổng lực (all mid)
Điểm Mạnh: áp chế mạnh mẽ tuyến giữa, phá trụ nhanh. Di chuyển linh hoạt lên tuyến trên hoặc dưới.
Điểm Yếu: cần phải quyết đoán, đánh nhanh thắng nhanh, áp chế mạnh mẽ các tướng các tuyến của địch, vì tập trung toàn bộ đi trên 01 tuyến, toàn đội hình dễ bị thọt lv so với địch. Bên cạnh đó, 02 tuyến còn lại dễ dàng bị địch đánh phá.
Những nhân tố cuối cùng để dẫn đến thành công cho bất cứ đội hình nào chính là sự đoàn kết vì mục tiêu chung và độ bén nhạy để biết tiến lùi kịp lúc, tránh làm phân tán đội hình hoặc tạo gánh nặng cho tập thể. Đối với game
Củ Hành, không có đội hình nào là bất bại nếu những thành viên của nó có cái tôi quá lớn.
Thông tin thêm về game
Củ Hành tại: