Con thuyền Cửu Âm Chân Kinh muốn chìm hay nổi?

PV  - Theo PLXH / PLXH | 12/12/2013 10:15 AM

Cửu Âm Chân Kinh
19/07/2013 NCB: Trung Quốc NPH:

Sau 4 tháng ra mắt ở Việt Nam, Cửu Âm Chân Kinh vẫn là cái tên có sức ảnh hưởng đối với thị trường...

Sức cuốn của thị trường cũng như dòng lũ

Theo quan sát của cá nhân người viết, tháng 12/2013, thị trường Việt sẽ bị “oanh tạc” bởi không dưới 10 tựa game mới. Đa số đó đều là những tên game nổi bật, “của để dành” của các NPH vào dịp cuối năm. Công bằng mà nhận xét, Cửu Âm Chân Kinh không thua thiệt về nội dung lẫn đồ họa của các game cùng xuất xứ từ Trung Quốc ở thời điểm này như Tân Tiên Kiếm, Thiện Nữ U Hồn, Đấu Phá Thương Khung… thậm chí còn có ưu thế. Nhưng cuối cùng, Cửu Âm Chân Kinh đang làm gì khi chỉ với 1 server, lại không sử dụng các chiêu trò để tạo scandal, giật gân câu khách… thì làm thế nào để có thể đưa mình trở lại là một “game mới”? Khả năng chìm khuất là rất cao và đương nhiên, thay đổi là điều Cửu Âm Chân Kinh cần chú ý. Chúng ta tạm gọi đây là bài toán thứ nhất của GOSU.

Con thuyền Cửu Âm Chân Kinh muốn chìm hay nổi? 1
Người chơi mới thì muốn máy chủ mới

Được biết, trải qua thời gian, các cấp độ nội công của Cửu Âm Chân Kinh đã được NPH GOSU cập nhật đến mức 3, nghĩa là người chơi mới nếu đăng ký tài khoản vào thời điểm này, sẽ cần phải kiếm tối thiểu 70000 điểm danh vọng mới đuổi kịp người chơi đầu, tương đương 2-3 tháng cày game. Lối chơi mới lạ, không cấp độ và phụ bản dày đặc, cộng với việc rèn luyện kỹ năng sẽ thực sự gây ra vô số rào cản cho họ khi muốn tiếp xúc với Cửu Âm Chân Kinh.

Con thuyền Cửu Âm Chân Kinh muốn chìm hay nổi? 2
Nhận xét của các game thủ về Cửu Âm Chân Kinh

Chưa kể, game thủ Việt thường bị tâm lý đám đông chi phối, mà tâm lý đã chơi là phải chơi server mới đã ăn sâu vào “máu” khá lâu, cho nên server Thái Sơn của Cửu Âm Chân Kinh hiện nay có tốt, có giữ được vững thì rất đông người mới cũng bị hai từ “máy chủ cũ” làm thoái chí mà không muốn tìm hiểu game.

Dạo một vòng trên các diễn đàn có topic về Cửu Âm Chân Kinh chúng ta đều sẽ thấy rõ: luôn có một bộ phận muốn chơi Cửu Âm nhưng lúc nào cũng viện dẫn lý do chờ ra server mới,  đứng quan sát ở bên ngoài game. Đơn giản, ai chẳng cho rằng máy chủ mới thì mới là “ngôi nhà” thật sự của mình! Đây là bài toán thứ hai.

Người chơi cũ thì chỉ muốn có một máy chủ

Trong lúc đó, còn một điều khiến khác không kém phần quan trọng cần Cửu Âm Chân Kinh chú ý, đó chính là bộ phận người chơi hiện tại – những người đã gắn bó với Cửu Âm Chân Kinh từ ngày đầu khai mở ở Việt Nam. Những người chơi này lại có phản ứng ngược lại, họ không muốn game mở thêm server vì lý do… sợ bạn bè của mình lũ lượt kéo sang server mới.

Con thuyền Cửu Âm Chân Kinh muốn chìm hay nổi? 3

Như vậy tính ra, GOSU sẽ phải giải quyết thêm một bài toán khó nữa để tồn tại trước dòng chảy mạnh của thị trường: đó là cân bằng giữa máy chủ mới – máy chủ cũ, níu chân người chơi cũ – làm hài lòng người chơi mới.

Tạm kết:

Thời điểm tác giả viết bài nhận định này là lúc thị trường sôi động nhất, cũng là lúc GOSU đang rục rịch cho mình một phiên bản update. Cho nên, trong phạm vi bài viết chúng ta chỉ đề cập đến những việc mà Cửu Âm Chân Kinh cần làm để trở lại vị trí đáng lẽ phải có được từ lâu, tạm chưa bàn đến hình thức vận hành free-2-play hay pay-2-play mà NPH sẽ phải sử dụng. 

Cũng với cái tâm của những người yêu game, chúng ta biết rõ chẳng có một game nào có thể phát triển tốt mãi mãi nếu NPH không đẩy mạnh truyền thông, và không mở thêm máy chủ thứ hai cho phần đông người mong muốn. Cửu Âm Chân Kinh Trung Quốc, Malaysia và cả Thái Lan là tấm gương tốt đã giải được cả ba bài toán nói trên, còn con thuyền Cửu Âm Chân Kinh Việt Nam muốn nổi hay chìm sẽ phụ thuộc vào chính sự thay đổi hay không của chính họ.